Hiểu để lựa chọn tốt hơn

Thứ Sáu, 14/08/2009 10:45

1,081 xem

0 Bình luận

(0)

4823

Một vài thông tin căn bản

Thành phần dinh dưỡng của thực phẩm được ghi dưới dòng chữ “Nutrition Facts”. Cần phân biệt dòng chữ này với “Ingredients” có nghĩa là thành phần nguyên liệu đã được sử dụng để làm thành loại thực phẩm đó, ví dụ như bơ, sữa, bột…

Có một vài từ cần phân biệt rõ như “Serving size” nghĩa là “phần ăn trung bình” cho một người, “Daily value” là giá trị dinh dưỡng cần thiết trong một ngày. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng thì nhu cầu năng lượng trong một ngày của cơ thể trung bình là 2000 đến 2500 calorie, tổng lượng chất béo không quá 65g - 80g, chất béo bão hòa không quá 20g - 25g, cholesterol không quá 300mg…

Ngoài ra cũng nên lưu ý một vài từ ngữ sau:

Free (không có): là từ chỉ một chất nào đó không có hoặc có rất ít trong thực phẩm, với một mức độ không gây ảnh hưởng gì cho cơ thể. Ví dụ như fat free (không có chất béo), sugar free (không có đường), sodium free (không có muối ăn)… được hiểu là những chất này chỉ hiện diện ở mức dưới 0,5% nhu cầu hàng ngày trong mỗi phần ăn trung bình của loại thực phẩm đó. Với các loại sữa không béo, đôi khi thay vì fat free milk còn được ghi là skim milk.

Low (có ít): từ này được dùng để nói lên số lượng của một chất nào đó được giới hạn ở mức có thể tiêu thụ mà không sợ vượt quá giới hạn hướng dẫn, chẳng hạn như chất béo, chất béo bão hòa, cholesterol, muối và số năng lượng cung cấp. Low calori (ít năng lượng) nghĩa là chỉ cung cấp khoảng 40 calorie hoặc ít hơn nữa trong một phần ăn trung bình; low fat (ít chất béo) nghĩa là chỉ có ít hơn 3g chất béo trong một phần ăn trung bình.

Reduced (giảm bớt): để nói đến số lượng của một chất nào đó như chất béo, calorie, cholesterol hoặc muối đã được giảm bớt, vì thế các chất ấy có ít hơn so với trong thực phẩm cùng loại  khoảng 25%.

High (hàm lượng cao) hay Light (hàm lượng thấp): để chỉ ra rằng hàm lượng của một chất nào đó cao hơn hay thấp hơn nhiều so với mức bình thường.

Healthy (có lợi cho sức khỏe): thực phẩm được xem là có lợi cho sức khỏe (healthy) khi đáp ứng được các tiêu chuẩn như ít chất béo, ít cholesterol, ít muối và có nhiều hơn mức thông thường các chất như vitamin A, vitamin C, sắt, calci, đạm, chất xơ…

Lean (nạc, ít mỡ): Từ này được dùng với các sản phẩm thịt chế biến, để chỉ rằng đó là loại thịt nạc, trong một phần ăn trung bình khoảng 85g chỉ có tổng số chất béo dưới 10g, chất béo bão hòa dưới 4,5g, cholesterol dưới 95mg.

Extra lean (rất nạc, rất ít mỡ): cũng được dùng với các sản phẩm thịt chế biến, để chỉ rằng đó là loại thịt rất nạc, rất ít mỡ, trong một phần ăn trung bình khoảng 85g chỉ có tổng số chất béo dưới 5g, chất béo bão hòa dưới 2g và cholesterol dưới 4,5g.

Fortification (bổ sung): để chỉ các loại thực phẩm đã được bổ sung các chất dinh dưỡng tự nhiên đã bị mất đi trong quá trình chế biến.

Enrichement (cho thêm): chỉ các loại thực phẩm đã được cho thêm các chất dinh dưỡng vốn không có trong dạng tự nhiên của loại thực phẩm đó.

Hoàng Vũ

Danh mục bài viết

Đang tải dữ liệu loading