Cúng cỗ chay - nét văn hoá trong việc họ ở một làng quê

Thứ Ba, 18/11/2014 08:50

3,173 xem

0 Bình luận

(0)

4947

"Ăn chay" là một trong những nét văn hóa độc đáo của ẩm thực Việt Nam, bây giờ nhiều làng quê không chỉ có "ăn chay" mà họ còn đưa nét văn hóa ẩm thực này vào thành "cúng cỗ chay" của một dòng họ.

Nhận lời mời của một người bạn về quê dự lễ khánh thành nhà thờ họ. Thật ngạc nhiên thấy các bà, các cô trong họ nhà người bạn đang tíu tít phụ các đầu bếp nhà hàng Ngoại Ô tại  Hà Nội về nấu cỗ chay... Đáp lại vẻ ngạc nhiên của tôi, anh bạn nói: phải thay đổi nếp suy nghĩ chứ, dâng cúng đồ chay rất thanh tịnh, không những thế, ăn chay mà đúng cách cũng rất có lợi cho sức khoẻ.

Thạch thất là một vùng ven thuộc ngoại thành Hà Nội, giống như thông lệ của các làng quê việt nam, mỗi khi có việc lễ trọng trong dòng họ thì phải giết mổ nhiều lợn, gà  và các loại gia cầm lắm...Anh bạn tôi vốn là một công chức chia sẻ: Từ xa xưa, phép Vua thua lệ làng, ở làng tôi, phàm nhà ai có công việc lễ trọng trong dòng họ hay các việc hiếu hỷ đều phải biện cỗ thật lớn bởi quan niệm đói ngày giỗ cha, no ba ngày Tết đã in đậm vào trong tâm thức của người dân Việt. Cứ có lễ, có việc  trong họ tộc là nhà nhà đua nhau làm cỗ, nhiều khi quan điểm cỗ phải to thì mới thể hiện được hết lòng hiếu kính với tổ tiên và cũng còn có nghĩa là thể hiện được cái oai, cái uy của dòng họ... 

Cúng và thưởng thức cỗ chay không chỉ bớt tạo nghiệp mà còn tốt cho sức khoẻ.

Trong tâm thức của mọi người thì cúng đồ ăn chay hay ăn chay là dành cho các sư thầy ở chùa, còn ở ngoài đời thì không có ăn chay, các cụ, cái bà  hay đi lễ Chùa thì cũng ăn chay, nhưng chỉ một tháng đôi ngày với các món đơn giản như tí muối vừng, quả sung kho, bìa đậu hay đĩa rau luộc, quả cà dầm tương....Thế nhưng, thời gian gần đây, trên các phương tiện truyền thông đại chúng hoặc được tham gia nhiều các buổi lễ tại Chùa và được thưởng thức cỗ chay ở chùa nên mọi người trong làng đã biết đến các món ăn chay, nhưng vẫn dừng lại ở số đông các cụ, các bà đi chùa...

Bản thân tôi cũng mới ăn chay, anh bạn vừa đưa tôi đi giới thiệu  quy mô khuân viên công trình nhà thờ mới được xây dựng vừa nói:  lúc đầu vì muốn làm vui lòng bà xã, cứ một tháng đôi lần, hai vợ chồng qua thưởng thức đồ ăn chay tại một nhà hàng chuyên phục vụ các món chay, lúc đầu, mình chưa quen, tuy nhiên thấy ngon miệng nên vẫn hào hứng mỗi khi bà xã rủ đi ăn đồ chay... 

Để thay đổi cách suy nghĩ và dâng cúng cũng như làm cỗ trong việc họ nhà tôi như hôm nay cũng phải đầu tư dụng công lắm đấy. Các cụ, các bà thì không nói làm gì nhưng các ông, các chú, nói tóm lại các cánh đàn ông không hào hứng lắm. Bởi quan điểm là phải linh đình... Tộc họ nhà tôi ở làng này cũng là một tộc họ lớn, các con cháu cũng có những người khá thành công, thành danh trong xã hội. Nên khi ngồi lên kế hoạch cho việc kính lễ trong buổi khánh thành nhà thờ tộc họ cũng rất chu đáo, kỹ càng cho ngày lễ quan trọng đó... Việc dâng cúng và thưởng thức cỗ chay như ngày hôm nay, cũng là phải thuyết phục và đưa ra lợi ích cho việc dâng cúng đồ chay, cũng như những lợi lạc mà việc biện lễ chay mang lại như: đỡ tạo nghiệp khi sát sinh, giết mổ các động vật để làm đồ hiến cúng, giúp thanh lọc cơ thể...

Quan sát thấy mọi người trong tộc họ nhà người bạn rất hào hứng khi thưởng thức các món ăn chay, không chỉ các cụ, các bà và đám thanh niên khen các món nấu ngon, khéo...  Đấy cũng chỉ  là rau là đậu mà các món vẫn đâu ra đấy, đủ các bát, các đĩa theo quy định cỗ xưa của các cụ... Sao mà ngon thế, khéo thế, làm bao nhiêu là món... cứ thế này, tôi ăn mãi được... chứ thịt thà bây giờ, ăn nhiều cũng ngấy mà đầy bụng... Mâm cánh đàn ông cũng hào hứng chả kém. Nào cần gì cứ có miếng thịt mới đưa cay được.... Toàn các món chay thế mà không khí vẫn xôm tụ lắm...  các món ăn vẫn không bị chênh khi kết hợp với bia hay rượu...

Câu chuyện vẫn nở rộn ràng việc làng, việc họ, việc gia đình rồi đến khen ngợi cái hay, cái tài của Bác cả tổ chức bữa lễ khánh thành nhà thờ  bằng cách biện lễ cúng bằng cỗ chay...Có quá ngoa ngôn không khi nói rằng: Anh bạn tôi là người đã làm thay đổi thông lệ làm cỗ mặn đã ăn sâu vào nếp sống cũng như phong tục của mọi người. Biết rằng, để làm được điều đó người bạn tôi phải hẳn khéo dụng công rất nhiều để " Thuyết" mọi người, đặc biệt là các vị cây đa bóng cả của họ tộc thay đổi một thông lệ theo hướng mới. Như để trả lời cho câu tôi muốn hỏi, Anh nói:  Cá nhân tôi không làm được gì nếu như không có sự ủng hộ của mọi người.

Để thay đổi một thói quen đã trở thành thông lệ từ lâu đời rồi thì  không phải do tôi hay do bạn. Mà đó là sự hưởng ứng và ủng hộ của mọi người. Khi tự thân mỗi người đều tự cảm nhận được là điều thay đổi đó có ích cho chính bản thân họ và công cuộc chung... Quả thật, theo tôi, lời chia sẻ của người bạn rất đúng trong hoàn cảnh thực tế bởi lợi ích của việc ăn tinh, uống sành và biết thường thức các giá trị "Chân - Thiện - Mỹ" của đời sống thì ai cũng có thể biết, nhưng để nó thực sự sống thì hơn ai hết tự trong mỗi bản thể chúng ta cần phải có những ứng xử và tiếp nhận những cái hay, cái đẹp đó sao cho đúng văn hoá để các giá trị tốt đẹp đó thực sự sống và thăng hoa.

Địa chỉ ăn chay cho bạn:

Hệ thống nhà hàng Ngoại Ô 

1. Số 19 Nguyễn Gia Thiều, Hoàn Kiếm, Hà Nội. 

Tel: 043 9422424

2. Số 63 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội.

Tel: 04 3 5558429

Hotline: 0942868189

Fb: Ngoại ô

 Nhà hàng Bồ Đề Tâm 

68 Phạm Huy Thông, Ba Đình, Hà Nội.

Tel: 04 3724 5872

Hotline: 0929398189.

Khánh Linh

 

 

Danh mục bài viết Văn hóa ẩm thực

Đang tải dữ liệu loading