Củ hành tăm và những bài thuốc hiệu quả

Thứ Hai, 17/08/2015 11:11

2,948 xem

0 Bình luận

(0)

3582

Bỏ túi thêm những bài thuốc hiệu quả từ củ hành tăm để cho bản thân có sức khỏe tốt nhất phục vụ cuộc sống công việc và gia đình nhé.

Hành tăm không chỉ được sử dụng như một gia vị ngon cho nhiều món ăn, củ nén còn là bài thuốc dân gian hiệu nghiệm trong bếp mỗi nhà.

Theo Đông y, hành tăm vị cay, mùi hăng nồng, tính ấm. Có tác dụng ôn ấm tỳ vị, tiêu đờm, giảm ho, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, sát khuẩn, giải độc.

Dù là bài thuốc, nhưng khi kết hợp với món ăn, hành tăm (củ nén )không hề làm cho món ăn “khó nuốt” mà ngược lại còn giúp món ăn có mùi vị hấp dẫn riêng. Ví như món cháo hành chăm. Nếu dùng tỏi, cháo sẽ có mùi hăng, khó chịu, mất đi vẻ thanh vốn có của món cháo. Nếu dùng hành thì đúng điệu, nhưng không tạo được vị ngọt. Còn với hành chăm, chính độ cay thanh vừa phải cùng vị ngọt tiết ra giúp món cháo vừa thơm, vừa ấm. Ăn tới đâu, thấm tới đó, không quá cay để hít hà mà the the vừa phải, mùi cháo cũng rất bắt.

Ngoài ra còn có thể dùng hành chăm để nấu chè cũng ngon lạ. Nấu chè vừa ngon lại để trị bệnh thì dùng đường đen, thường là chưng chứ không nấu. Khi đường quyện với hành chăm là có thể dùng và nên dùng nóng khi mùi còn hăng, cay. Ăn vào chừng độ một muỗng là cơ thể bắt đầu dễ chịu, sang hôm sau là hết cảm....

hành tăm tốt cho sức khỏe

Những bài thuốc quý khác từ hành tăm

Hành tăm là vị thuốc quý và được sử dụng để chữa nhiều chứng bệnh thường gặp như:

- Giải cảm: Lấy 1 nắm củ hành tăm giã nát, hòa với ít nước để uống đồng thời lấy lá hành tăm vò nát với gừng cho vào túi vải hay khăn dùng để đánh gió bên ngoài cho người bệnh.

- Ho gà: lấy củ hoặc lá hành tăm giã nát hấp cách thủy với đường phèn, lấy nước uống.

- Bí đái, đái buốt, bụng đầy trướng: Đối với người lớn lấy 1 ít hành tăm đập dập, xào nóng lên rồi đắp vào bàng quang. Trẻ nhỏ đang bú mẹ thì lấy 4g hành đập dập cùng với 1 chén sữa mẹ hấp cách thủy lấy ra cho trẻ uống nóng.

- Chấn thương máu tụ: Lấy hành tăm nấu nước rửa vết thương rồi giã nát củ hành tăm đắp lên vết thương bên ngoài để qua đêm.

- Phòng trị rắn độc, trùng thú cắn: Trồng hành tăm quanh nhà để xua đuổi rắn độc. Khi bị trùng thú cắn nên nhai 1 nắm hành tăm, nuốt 1 nửa còn 1 nửa đắp lên vùng bị cắn sau đó kết hợp với Tây Y để điều trị.

- Ngộ độc thức ăn, ngộ độc chì: 6g hành tăm giã nhuyễn hòa rượu uống.

- Thổ tả nguy cấp: Giã nát 100g hành tăm sao nóng lên rồi chườm lên rốn, khi hành nguội thì thay mới, làm vài lần trong ngày sẽ khỏi.

- Côn trùng chui vào tai: Vắt nước củ hành nhỏ vào tai côn trùng sẽ tự chui ra.

- Nghẹt mũi, thở không thông: Lấy 1 ít hành tăm sắc lấy nước uống ngày 2-3 lần, vài ngày sẽ khỏi.

- Giun chui ống mật: Lấy 80g hành giã nát, vắt nước cốt trộn với 40ml dầu vừng hoặc dầu lạc để uống.

- Trị trúng độc, mặt xanh, thân lạnh: Giã nát 100g lá hành tăm lấy nước xoa khắp cơ thể.

- Trị chứng chảy máu cam: Nấu cháo với 100g hành tăm để cả rễ rồi cho thêm ít dấm, ăn nóng.

- Trị trẻ em hói đầu: Nấu nước hành tăm gội đầu rồi giã nát rồi trộn với ít mật bôi lên chỗ hói.

- Chữa viêm khớp: 60g củ hành tăm, 15g gừng già giã nát, cho rượu trắng vừa đủ, đánh đều đắp vào chỗ đau. trong chữa bệnh, bạn hãy biết ngay nhé!

Theo Phunutoday

Danh mục bài viết Món ăn & sức khỏe

Đang tải dữ liệu loading