Nguyên nhân, dấu hiệu của hiện tượng mang thai hóa đá

Thứ Sáu, 06/10/2017 12:00

3,626 xem

0 Bình luận

(0)

1788

Mang thai hóa đá có tên khoa học là lithopedion, là một trong những hiện tượng vô cùng hiếm gặp xảy ra ở người phụ nữ. Thế giới đã ghi nhận có khoảng hơn 300 ca mang thai hóa đá từ trước đến nay. Và ở Việt Nam cũng đã có một vài trường hợp được phát hiện.

Mang thai hóa đá có tên khoa học là lithopedion, là một trong những hiện tượng vô cùng hiếm gặp xảy ra ở người phụ nữ. Thế giới đã ghi nhận có khoảng hơn 300 ca mang thai hóa đá từ trước đến nay. Và ở Việt Nam cũng đã có một vài trường hợp được phát hiện.

Tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu của hiện tượng mang thai hóa đá1

Tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu của hiện tượng mang thai hóa đá

Vào năm 1582, trường hợp mang thai hóa đá đầu tiên được phát hiện trên người một phụ tại Pháp có tên Colombe Chatri (68 tuổi). Khi được đưa ra ngoài cơ thể, người ta nhận định thai nhi đã nằm trong bụng bà 28 năm.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mang thai hóa đá

Tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu của hiện tượng mang thai hóa đá2

Thai hóa đá là hiện tượng thai chết lưu trong bụng mẹ, không được đưa ra ngoài, lâu dần bị vôi hóa

Các chuyên gia giải thích, thai hóa đá là hiện tượng thai chết lưu trong bụng mẹ, lâu năm không được phát hiện và đưa ra ngoài cơ thể nên đã dần bị vôi hóa và trở thành thai đá

Theo bình thường những thai nhỏ chết sẽ thoái triển và được tái hấp thu bởi cơ thể của người mẹ. Đối với các mô thai lớn sẽ tồn tại lâu ngày bên trong cơ thể người mẹ. Mô thai bị vôi hóa che chắn các cơ quan của mẹ nhằm bảo vệ mẹ không bị nhiễm trùng và ảnh hưởng bởi các chất hoại tử mô thai.

Những dấu hiệu nhận biết thai hóa đá mà bạn cần biết

Nếu thấy 5 dấu hiệu dưới đây, bạn cần nghĩ ngay đến trường hợp thai bị chết lưu và nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra tránh để thai hóa đá.

+ Không thấy chuyển động của thai nhi: Dấu hiệu rõ nhất là không thấy sự chuyển động của thai nhi. Người mẹ nên đếm số lần thai máy hàng ngày để kiểm tra và bảo vệ sức khỏe của con. Cách làm như sau, người mẹ nằm nghiêng  về một bên, sau đó đếm bất kỳ chuyển động nào của bé trong khoảng 1 giờ.

+ Tử cung người mẹ không phát triển: Khi em bé lớn lên, tử cung của người mẹ cũng sẽ mở rộng. Vì vậy thai bị chết lưu, tử cung không còn to lên là điều tất yếu. Trong mỗi lần khám thai, bác sĩ sẽ tiến hành ước lượng độ tăng trưởng của tử cung, một tử cung mà không theo sự phát triển của thai thì chắc chắn có vấn đề.

Tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu của hiện tượng mang thai hóa đá3

Không nghe được tim thai là dấu hiệu cho biết thai bị chết lưu

+ Không nghe được tim thai: Trong bất kỳ lần khám thai nào bác sĩ cũng chỉ cho mẹ nhịp tim của thai nhi. Có nhiều trường hợp khó đo được tim thai nhưng bác sĩ sẽ cố gắng cho đến khi làm được. Nhưng nếu vẫn không tìm được thì rất có khả năng thai đã bị chết. Thai phụ sẽ được làm xét nghiệm để tìm hiểu lý do.

+ Không còn thấy dấu hiệu mang thai: Khi thai chết lưu, người mẹ sẽ không còn cảm nhận hoặc mất hết cảm giác nghén, bụng nặng nề, tức ngực, tự nhiên tiết sữa non, tâm trạng bồn chồn, lo lắng, ra máu đen ở âm đạo, thử máu thấy sinh sợi huyết giảm, tim thai ngừng đập…

+ Vỡ nước ối: Nguy hiểm nhất của thai lưu chính là vỡ nước ối khi chưa có bất kỳ dấu hiệu chuyển dạ hay sẩy thai nào. Qua nơi rách màng ối vi khuẩn sẽ vào buồng ối khiến dạ con bị nhiễm khuẩn trầm trọng, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ.

 

à Để đảm bảo an toàn cho người mẹ và tránh trường hợp thai hóa đá, người mẹ cần đi kiểm tra thai thường xuyên để phát hiện sớm và có phương thức xử lý kịp thời.

Làm thế nào để phòng tránh thai bị chết lưu?

Tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu của hiện tượng mang thai hóa đá4

Tuyệt đối không dùng rươu, bia, thuốc lá, quá nhiều đồ uống có gas khi mang bầu

+ Tránh dùng những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…chúng sẽ làm cho thai nhi không được khỏe mạnh, thậm chí còn bị dị dạng, gây thai lưu.

+ Không nên làm các công việc quá nặng nhọc, quá sức khi mang thai nếu không muốn bị động, bị xảy thai hoặc chết lưu rồi hóa đá.

+ Tránh xa nơi có chất độc hại, khói bụi, ô nhiễm.

+ Điều trị và kiểm soát các bệnh mà thai phụ đang mắc như: bệnh thận, bệnh đái tháo đường hay các bệnh về tim mạch,...tránh để nó ảnh hưởng đến thai nhi.

+ Nếu mẹ đã từng bị thai lưu thì nên tìm hiểu rõ nguyên nhân của sự việc để đề phòng cho những lần sau:

+ Đi khám thai định kỳ hoặc ngay sau khi thấy có điều gì bất thường. Các bác sĩ sẽ cho bạn những lời khuyên bổ ích nhất.

+ Cần có chế độ ăn uống đầy đủ và khoa học để đảm bảo chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.

Nguồn: Sưu tầm

Danh mục bài viết Mẹ và Bé

Đang tải dữ liệu loading