Cá Chua mùa nước nổi.

Thứ Tư, 16/02/2011 01:15

2,352 xem

0 Bình luận

(0)

3829

Người Tây Nguyên chân thật, mộc mạc nên món ăn của họ cũng đơn giản, cách chế biến không cầu kỳ phức tạp. Nguồn thực phẩm nhân tạo không dồi dào như ở vùng đồng bằng chăn nuôi phát triển mà chủ yếu dưa vào tự nhiên nên mỗi khi săn về sau mưa gió khan hiểm thức ăn, bằng đủ mọi cách phơi nắng, sấy khô, treo trên gác bếp.

Riêng đối với cá ít khi ướp muối phơi khô như món cá mặn dưới xuôi mà thường là chế biến thành món cá chua như Huế có tôm chua. Cá chua để càng lâu ăn càng thấy ngon nên được coi là đặc sản Tây Nguyên.

 

 

Cá Chua

 

Muốn có món cá chua không khó. Hình như gia đình nào cũng biết cách làm bởi cá chua đã thành món truyền thống dân tộc tồn tại từ bao đời.

Cá chua kén toàn giống cá niệng, trông hơi giống cá trôi nhưng mình dẹt. Vùng sông suối Tây Nguyên nơi nào cũng sẵn. Cá đánh được còn tươi, đánh vẩy bỏ ruột bóc mang rửa sạch rồi cắt thành từng khúc dài chừng 2 - 5cm để hong gió cho ráo nước. Khi cá se khô thì trộn đều với muối và ớt cùng với lá “bép”, thính ngô sau cho vào ống nứa hay ống lỗ ở khô, sạch, nút thật chặt thật kín gác lên dàn bếp hay dưới mái nhà chỉ sau vài ngày là có thể lấy ăn.

Cá chua làm nhiều nhưng không phải ăn một lần hết ngay mà là để ăn dần nên càng để lâu ăn càng thơm ngon bởi miếng cá sắt lại nhờ các thứ gia vị đã ngấm sâu vào thịt cá làm cho người ăn thấy ngay vị mặn của muối, vị cay của ớt rừng, vị ngọt đậm đà của lá bép, vị thơm của thính ngô và đặc biệt là vị chua do hỗn hợp các loại nguyên liệu đã được lên men.

 

Cá Chua

 

Người dưới xuôi chưa có mấy ai làm món cá chua mà thường làm các loại mắm nêm mắm cá theo kiểu khác nhưng nếu một lần lên Tây Nguyên, một lần được thưởng thức món cá chua đều cùng ưa thích món ăn đặc sản rừng núi này bởi nó chúa chan hương vị lạ nên người Tây Nguyên thường chỉ đem ra chiêu đãi khách quí tới chơi nhà, không bao giờ làm đại trà đem bán ở các chợ.

 

amthuc365 (sưu tầm)

 

 

 

 

 

Danh mục bài viết Miền Nam

Đang tải dữ liệu loading