Mầm đậu nành – tìm lại tuổi xuân thật đơn giản

Thứ Sáu, 17/06/2011 10:51

5,113 xem

0 Bình luận

(0)

2470

Trước đây các nước phát triển ở châu Âu và Mỹ vẫn hờ hững với các món ăn từ đậu nành thì nay đã thay đổi hẳn quan niệm này.

Các kết quả nghiên cứu về đậu nành, mầm đậu nànhngày càng dày, minh chứng cho những lợi ích dinh dưỡng vô giá của loại thực phẩm này cho nhiều đối tượng khác nhau. Đặc biệt ở người lớn tuổi, mầm đậu nành có thể bảo vệ khả năng nhận thức, chống lại chứng loãng xương hay giảm các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh, chống lại một số thay đổi bất thường của tuổi tác.



Mầm đậu nành – “khắc tinh” của mãn kinh!


Theo một số nghiên cứu đáng tin cậy, mầm đậu nành có chứa nhiều isoflavones – một loại phytoestrogen (nội tiết tố estrogen thực vật) nên có thể bù đắp được sự suy giảm nội tiết tố (đặc biệt là estrogen) do mãn kinh. Sự thiếu hụt này gây ra nhiều thay đổi bất lợi cho cơ thể, tâm-sinh lý bất ổn, hay gây các triệu chứng như: nóng mặt (bốc hỏa), căng thẳng và dễ cáu gắt…
Để cải thiện các triệu chứng này, nhiều phụ nữ đã chọn biện pháp điều trị nội tiết thay thế (hormon replacement therapy). Tuy nhiên, biện pháp này vừa tốn kém vừa có thể làm gia tăng nguy cơ ung thư vú trong thời kỳ mãn kinh. Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy việc thường xuyên sử dụng đậu nành trong bữa ăn hàng ngày thời kỳ mãn kinh là một biện pháp đơn giản, tốn ít chi phí và hiệu quả.
Từ năm 1995, các nhà khoa học Australia đã thực hiện thí điểm trên 58 phụ nữ vào thời kỳ mãn kinh (độ tuổi 54 trở đi) cho thấy, sau khi sử dụng sữa đậu nành 12 tuần, tần xuất các cơn bốc hỏa đã giảm đi 40% ở đối với nhóm có sử dụng 45g bột đậu nành/ngày và 25% ở nhóm sử dụng bột mỳ.
Cũng cùng hướng nghiên cứu, trường Đại học Ferrara (Itania) năm 1998, việc sử dụng 40g protein từ đậu nành (chứa 76mg isoflavones) hàng ngày có thể làm giảm tới 26% tần suất các cơn bốc hỏa sau 3 tuần, 33% sau 4 tuần và 45% sau 12 tuần. Chế độ ăn giàu đậu nành có thể giúp làm ổn định huyết áp và giảm các khó chịu của thời kỳ mãn kinh mà không kèm với các tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng điều trị nội tiết thay thế.

 

Mầm đậu nành khôi phục tuổi thanh xuân

 
Loãng xương là hiện tượng giảm mô xương dẫn đến xương giòn và dễ gãy, thường xảy ra ở phụ nữ sau mãn kinh và nam giới cao tuổi. Trong 3-5 năm đầu tiên sau khi mãn kinh, phụ nữ bị mất khoảng 3-5% khối lượng xương mỗi năm. Nhiều nghiên cứu đã nhận thấy isoflavone trong mầm đậu nành có tác động tích cực đến mô xương, giúp gia tăng hấp thu calcium vào xương và ngăn quá trình loãng xương, từ đó làm giảm nguy cơ gãy xương.
Một công trình nghiên cứu năm 2009 trên 24.000 phụ nữ Trung Quốc cho thấy những người sử dụng nhiều đạm đậu nành hơn có tỉ lệ bị gãy xương thấp hơn đáng kể. Tác dụng này được quan sát rõ nhất ở những người vừa mãn kinh trong vòng 10 năm: tỉ lệ bị gãy xương ở nhóm những người dùng nhiều đậu nành nhất chỉ bằng một nửa so với những người dùng ít đậu nành. Tác động này được giải thích có thể do hiệu quả kết hợp của phytoestrogen và protein thực vật.
Còn nghiên cứu của Viện dinh dưỡng tối ưu và Đại học Y Copenhagen (Đan mạch) trên phụ nữ độ tuổi 58 nhằm đánh giá ảnh hưởng lâu dài (2 năm) của việc uống sữa đậu nành giàu isoflavone (100mg/ngày) tới mật độ xương. Kết quả cho thấy sữa đậu nành giàu isoflavone giúp ngăn ngừa sự mất trọng lượng xương ở các xương thắt lưng, cột sống và hông ở phụ nữ mãn kinh.

Mầm đậu nành đa giới về tác dụng

Trước đây, chúng ta thường nghĩ mầm đậu nành, chỉ tốt cho nữ giới, nhưng thực tế chứng minh, mầm đậu nành tốt cho cả hai giới, nhất là ở người cao tuổi.
Nghiên cứu của Đại học Quốc gia Colorado năm 2004 cho thấy equol (chất chuyển hóa chính của daidzein – một isoflavone chính trong mầm đậu nành) có khả năng vô hiệu hóa DHT (5α-dihydrotestosterone) – thủ phạm thúc đẩy sự phát tiển của chứng hói đầu và bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.
Còn theo nghiên cứu của Đại học California, Mỹ, genistein – một loại isoflavone trong mầm đậu nành có thể làm giảm PSA – kháng nguyên tuyến tiền liệt trong máu của những bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt chưa trải qua phẫu thuật, xạ trị hay liệu pháp hormone. Tăng PSA trong máu là dấu hiệu cảnh báo của ung thư tuyến tiền liệt. Mới đây, Raymond Bergan, giám đốc trị liệu thử nghiệm tại Trung tâm Ung thư Lurie, Đại học Northwestern, Mỹ đã thử nghiệm một loại thuốc mới phát triển từ genistein mầm đậu nành và nhận thấy khả năng ngăn chặn di căn ung thư tuyến tiền liệt của loại thuốc này.
Như vậy, mầm đậu nành có khả năng phòng và chống ung thư tuyến tiền liệt – căn bệnh nguy hiểm của nam giới khi về già.
Ngoài các tác động đã nêu ở trên, một số nghiên cứu còn chứng minh tác dụng hiệu quả của mầm đậu nành trong phòng chống suy giảm nhận thức ở người già. Tuy nhiên, cơ chế tác động lên tế bào thần kinh của mầm đậu nành vẫn còn là một bí mật chưa được khám phá.

Chế phẩm từ mầm đậu nành

Hiện nay, mầm đậu nành đã được tinh chế để thu được hàm lượng cao nhất có tác dụng, và bào chế thành dạng viên uống đơn giản, dễ sử dụng có tên ESTROLIFE. Viên uống Estrolife có tác dụng giúp tăng khoái cảm, giảm khô âm đạo cho phụ nữ, đặc biệt là chị em ở lứa tuổi tiền mãn kinh & mãn kinh. Sản phẩm đã được BỘ Y TẾ cấp phép lưu hành tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Thêm nữa, các món ăn từ đậu nành đều dễ tiêu hóa, hấp thụ nên hoàn toàn không gây áp lực lên hệ tiêu hóa vốn đã suy yếu của người già. Như vậy, có thể nói mầm đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành là thực phẩm lý tưởng cho người lớn tuổi.


(Theo angi.com)

Danh mục bài viết Món ăn & sức khỏe

Đang tải dữ liệu loading