Chem chép

Giá trị dinh dưỡng

Chem chép là một loại hến biển, sống ở những cồn cát, hang của nó nằm sâu dưới lòng cát mịn. Chem chép càng lớn thì hang ở càng sâu. Chem chép sinh sống dọc ven biển, theo các lạch sông nên chúng có vị ngòn ngọt, pha lẫn mằn mặn rất đậm đà. Phải ngâm chem chép thật kỹ với nước vo gạo hoặc nước sạch pha muối trước khi thành món. Mùa chem chép vào tháng 5-7 âm lịch.

Công dụng

Thịt chem chép nhiều nước trấp nên bổ âm, thanh nhiệt sinh tân: Khi trời nóng, cảm nắng, ăn chem chép luộc rất hợp lý. Chem chép luộc chấm mắm gừng để khử mùi tanh, tiêu thực, thông ngũ khiếu.

Giảm cân: Chem chép có khả năng sinh nhiệt thất, nhiều protein, ít chất béo, no lâu nên rất thuận lợi cho .người muốn giảm thể trọng.

Thuận lợi cho thực đơn người bệnh tiểu đường: Đông y cho rằng tiểu đường là một chứng của bệnh tiêu khát, do chân âm hao tổn. Chem chép bổ âm, sinh tân dịch, không có đường bột, ít chất béo, có crom..rất thuận lợi cho thực đơn người bệnh tiểu đường.

Bổ âm: Cao huyết áp là do can dương vượng, thận hỏa vương. Cao huyết áp ngoại vi do chất thư giãn nội mô suy giảm không quân bình với co thắt mao mạch… Cao huyết áp có nhiều nguyên nhân nhưng gốc bệnh chính là do suy âm; âm suy không quân bình với dương cho nên dương vượng. Phép trị là bổ âm. Ăn chem chép để bổ âm chính là phương phấp thực dưỡng hay nhất, trị bệnh tận gốc.

Cách chọn

Khi mua Chem chép ngon phải còn tươi sống, vỏ còn nguyên không bị bể nát và có mùi thối. Chem chép con to, thịt dày thích hợp với các món nướng, luộc.

Bảo quản

Có thể bảo quản trong chậu nước muối biển được khoảng 3 ngày, với nhiệt độ thường.

Ngoài ra, có thể dùng cách đông lạnh để bảo quản Chem chép được lâu hơn.

Cách làm:
Chem chép ngâm với nước vo gạo cho sạch (khoảng 3-5 tiếng).
Mang Chem chép ra luộc chín rồi gỡ lấy phần ruột, cấp đông (cách này có thể bảo quản chem chép được lâu hơn và dùng rất tiện)
Nước luộc chem chép có thể đóng chai, để ngăn đá, khi cần bỏ ra nấu canh chua.
Chem chép cấp đông có thể nấu canh hoặc xào là ngon nhất.

Lưu ý khi sử dụng

Dù chế biến bất kỳ món gì, chem chép phải được ngâm kỹ với nước vo gạo hoặc nước sạch pha muối trước khi thành món.

Bà bầu ăn chem chép như thế nào để không gây hại cho con?

Để hạn chế những nguy cơ tiềm ẩn của chem chép, mẹ bầu nên lưu ý một vài điều sau khi chế biến.

– Nấu chín kỹ: Thông thường, hấp là cách phổ biến nhất của các mẹ khi chế biến món chem chép. Tuy nhiên, hấp không thể tiêu diệt hết các vi-rút gây bệnh viêm gan A. Bên cạnh đó, ăn chem chép sống hay còn tái cũng có thể khiến bạn bị nhiễm khuẩn Vibrio vulnificus, khuẩn có hình que, sinh sôi nảy nở nhanh chóng trong môi trường nước mặn. Một khi bạn bị nhiễm vi khuẩn này, nó sẽ khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm và gặp phải một số vấn đề sức khỏe khác.

Để hạn chế những nguy cơ này, bầu nên nấu chín kỹ chem chép trong vòng 3 phút, nấu đến khi tất cả chúng đều mở miệng. Với những con không mở miệng, bầu nên bỏ ngay.

– Bỏ vỏ trước khi ăn: Chem chép dùng vỏ của mình để lọc nước và bắt thức ăn nên những chiếc vỏ này thường chứa khá nhiều vi khuẩn và vi rút. Do đó, bạn cần loại bỏ vỏ của chúng trước khi thưởng thức.

– Không nên ăn quá nhiều: Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, không chỉ chem chép mà các loại ốc, hải sản khác, bầu cũng không nên ăn quá nhiều. Tốt nhất, mỗi tuần chỉ nên ăn từ 1-2 bữa, tương đương khoảng từ 300-400 gram mỗi tuần.