Giấm táo

Giá trị dinh dưỡng

Giấm táo được biết đến với nhiều cái tên gọi khác nhau như giấm rượu táo hay ACV. Đây là một loại giấm được làm từ rượu táo hoặc táo tươi cho lên men thành rượu, sau đó thành giấm. Giấm táo thường có mặt trong các sản phẩm tự nhiên hay vô vàn công thức nấu ăn tốt cho sức khỏe. Giấm táo mang trong mình nhiều thành phần vitamin hữu ích cùng hương vị hấp dẫn. Giấm thường có màu vàng nhạt. 

Công dụng

Tốt cho sức khỏe
1. Làm giảm lượng đường trong máu: Sử dụng giấm táo sau bữa ăn giúp làm giảm lượng đường trong máu. Tuy nhiên, những người bị tiểu đường nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
2. Giảm nguy cơ ung thư: Nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy, giấm táo có tác dụng diệt được các tế bào gây ung thư thực quản.
3. Làm giảm đau họng: Pha giấm với nước để súc miệng có thể giúp bạn giảm đau họng. Hơn nữa, loại nước súc miệng này còn giúp hơi thở thơm tho hơn.

Làm đẹp
1. Giảm cân: Giấm táo giúp cơ thể tạo cảm giác no, ăn ít đi, do đó giúp hỗ trợ giảm cân, giảm mỡ bụng.
2. Khử mùi: Trộn giấm với nước và muối Epsom để ngâm chân giúp khử mùi.
3. Làm toner: Giấm táo giúp cải thiện làn da và giảm lão hóa. Pha 1 phần giấm với 2 phần nước và sử dụng như với toner bình thường.
4. Làm đẹp tóc, trị gàu: Pha 1 phần giấm táo với 1 phần nước và bôi lên tóc, mát xa và để khoảng vài phút trước khi gội đầu.
5. Làm trắng răng: Dùng một miếng bông thấm vào giấm và trà lên răng mỗi ngày để làm răng trắng hơn. Lưu ý, nhớ xúc miệng lại sau khi dùng giấm để tránh axit làm hỏng men răng.
6. Trị mụn trứng cá, mụn cơm: Thoa một chút giấm táo pha loãng lên những nốt mụn và chúng sẽ sớm biến mất.

Nấu ăn
1. Luộc trứng ngon hơn: Cho thêm giấm vào nồi luộc trứng giúp trứng chín nhanh hơn và không bị nứt vỏ khi đang luộc.
2. Làm gia vị ướp: Dùng giấm táo kết hợp với rượu, tỏi, xì dầu, hành tây và ớt ngọt để ướp thịt giúp thịt nướng có vị ngon hơn.
3. Rửa sạch rau, quả: Dùng giấm táo rửa rau, quả sẽ giúp làm giảm lượng hóa chất tốt hơn là chỉ rửa bằng nước bình thường.
4. Làm dầu giấm salad: Thay vì cho dầu ăn vào salad, bạn có thể cho giấm táo, vừa tốt cho sức khỏe vừa ngon.
5. Bảo quản thức ăn: Giấm được dùng để bảo quản đồ ăn trong một thời gian dài.
6. Làm nước xốt: Giấm táo là nguyên liệu tuyệt vời để giúp nước xốt thơm hơn.
6. Làm bánh, kẹo: Giấm táo thường được dùng để làm bánh thay thế trứng, hoặc làm tăng hương vị khi làm kẹo.
7. Làm đồ uống: Pha 2 thìa giấm táo, 1 thìa cà phê bột quế, 1 thìa mật ong, với 2 thìa nước chanh vào 335 ml nước nóng là bạn đã có một cốc đồ uống ấm nóng, tốt cho sức khỏe.

Mẹo văt trong nhà
1. Làm bẫy ruồi giấm: Đổ một chút giấm táo vào cốc, cho thêm vài giọt nước rửa chén. Những con ruồi giấm sẽ “sập bẫy” và chìm xuống.
2. Làm chất tẩy đa năng: Giấm táo là sự lựa chọn hàng đầu khi trong nhà đang hết nước tẩy rửa. Chỉ cần trộn 1 cốc nước với 1 nửa cốc giấm táo là bạn đã có một dung dịch nước tẩy rửa lý tưởng.
3. Diệt cỏ: Sử dụng giấm táo phun vào những khu vực có ít cỏ dại mọc trong vườn sẽ giúp chúng dần biến mất.
4. Làm sạch bàn chải đánh răng: Pha 1/2 cốc (120 ml) nước với 2 thìa (30 ml) giấm táo và 2 thìa cà phê baking soda; sau đó thả đầu bàn chải vào ngâm khoảng 30 phút và rửa lại sạch.

Cách chọn

Kiểm tra hạn sử dụng và nhà sản xuất có uy tín. Tránh những chai giấm bị hở, có vẩn đục bên trong, có mùi lạ.

Bảo quản

Muốn để dành, nấu sôi giấm lại, để nguội, cho vào chai đậy kín. Nếu để lâu mà chưa dùng đến, giấm trong chai sẽ tiếp tục kết màng thành con giấm, hiện tượng này bình thường, giấm sẽ chua hơn và vẫn dùng được. Nên đựng giấm vào các chai nhựa polyetylen (tốt nhất là màu trắng), nhựa PET và hũ thủy tinh.
Khi làm giấm cũng như giấm đã làm xong, luôn để hũ, chai giấm chỗ thoáng mát, bóng râm không để ra nắng.
Không nên đựng giấm vào các loại ang sành như dân gian trước kia vẫn sử dụng. Bởi chất liệu chính của ang là đất nung nên chắc chắn trong thành phần vật liệu có chứa các kim loại nặng. Do vậy, khi đựng giấm chắc chắn sẽ tạo nên nguy cơ phơi nhiễm cao.

Lưu ý khi sử dụng

Đối với việc giảm cân bằng giấm: Nên bắt đầu với một lượng nhỏ và dần dần tăng đến tối đa là 2 muỗng canh (30ml) mỗi ngày, tùy thuộc vào khả năng chịu đựng của từng người. Không có liều chính xác cho tất cả. Giảm thiểu tiếp xúc với răng bằng cách pha loãng giấm với nước và nên dùng ống hút. 

Người đau bao tử không nên sử dụng giấm: giấm có vị chua , chứa acid acetic, axit này không có lợi cho dạ dày, nhất là khi đói.