Trung Quốc và 15 ngày tết

Thứ Bảy, 04/02/2012 11:07

5,875 xem

0 Bình luận

(0)

4136

Trung Quốc là quốc gia có nhiều nét văn hóa truyền thống, đặc biệt là văn hóa ẩm thực. Chúng ta cũng tìm hiểu về điểm đặc biệt của 15 ngày tết Trung Quốc nhé!

Ngày mồng một 

Hay còn gọi là Yuan Dan: 元旦; pinyin: yuándàn (buổi sáng đầu tiên của một năm hay Duan Ri). Trong Tết Âm lịch, ngày mồng Một là ngày “Đón chào các vị thần của Trời và Đất”. Ngày này, các thành viên trong gia đình  quây quần bên nhau, lì xì những hồng bao cho người trẻ tuổi hoặc trẻ con. Bên cạnh đó, họ còn chuẩn bị những món ăn thể hiện sự may mắn. Nhiều người tránh ăn thịt vào ngày đầu tiên trong năm vì họ tin rằng cuộc sống của họ lâu hơn và hạnh phúc hơn. 
alt

Ngày mồng hai

Vào ngày thứ hai, các thành viên trong gia đình sẽ đi thăm gia đình bên vợ vì theo truyền thống ở Trung Quốc, phụ nữ lập gia đình rất hiếm khi được về thăm nhà. Khi về họ mang theo nhiều quà tặng cho bạn bè và các thành viên trong  gia đình Các em nhỏ nhận được hồng bao và các vị khách được biếu trái cây, đồ ăn vặt với ý nghĩa tốt đẹp. Các con rể đến thăm và mừng tuổi nhạc phụ, nhạc mẫu. Câu nói phổ biến nhất mà mọi người trong gia đình chúc tết nhau, chúc tết khách đến chơi trong dịp Nguyên đán là “Cung hỷ phát tài” và chủ nhà thường đãi khách bằng tiệc trà.

Vào ngày này người Trung Hoa cũng thờ cúng tổ tiên của họ cũng như các vị thần. Bên cạnh đó, họ rất kính trọng loài chó và nuôi dưỡng chúng vì tin rằng ngày thứ hai là ngày sinh nhật của loài chó. 

Ngày mồng ba và ngày mồng bốn

Hai ngày này được xem là không thích hợp để thăm bạn bè và người thân vì rất dễ dẫn đến cãi lộn, xung khắc.

Ngày mồng năm

Được xem là ngày của Thần Tài, do đó mọi người thường ở nhà để chào đón vị thần này. Không ai ghé thăm gia đình hay bạn bè vào mồng năm vì nó sẽ đem lại điều xui xẻo cho cả hai bên. Nhiều cửa hiệu của người Hoa đã mở cửa vào ngày này hàng năm. Ở miền Bắc Trung Quốc, các gia đình thường ăn bánh bao vào buổi sáng để lấy may. 
alt

Ngày mồng sáu cho đến mồng mười, người Trung Quốc thăm họ hàng và bạn bè tùy thích. Họ cũng viếng thăm đền thờ, chùa chiền để cầu may mắn và sức khoẻ. 

Ngày mồng bảy

Là ngày mà những người nông dân cúng nông sản. Người Trung Quốc làm rượu từ bảy loại rau để cầu trúng mùa. Ngày mồng bảy cũng được xem là ngày sinh nhật của loài người. Họ thường ăn mì ống để tăng tuổi thọ và cá sống để thành công. Các gia đình đều tụ tập ăn cỗ món truyền thống cá trộn salad và chúc nhau giàu có, thịnh vượng.

alt
Món salad cá sống yeesang truyền thống.

Ngày mồng tám

Người Phúc Kiến có một buổi tiệc ăn tối đoàn tụ gia đình, và vào giữa đêm họ cầu nguyện thiên cung (Tian Gong - Thượng đế). 

Ngày mồng chín 

Là ngày làm lễ cúng Ngọc Hoàng Thượng Đế.

alt

Ngày mồng mười đến ngày mười hai 

Là những ngày bạn bè và họ hàng ghé thăm nhau ăn tối. 

Ngày mười ba


Vào ngày mười ba của năm mới, người dân Trung Quốc ăn chay. Họ thường ăn cháo yến mạch (rice congee) và mù tạc để làm sạch đường tiêu hóa.

alt
Cháo yến mạch.
Ngày mười bốn

Họ chuẩn bị mọi thứ để tổ chức cho Lễ hội đèn lồng sẽ được tổ chức vào tối ngày mười lăm (Hay rằm tháng Giêng).

Ngày mười lăm

Là ngày lễ hội đèn lồng (Lantern). Mọi nhà đều treo đèn lồng bên ngoài ngôi nhà của mình, các công viên, các con đường cũng ngập tràn các loại đèn lồng đầy màu sắc.

alt

Vào ngày này, họ thường ăn súp Tangyuan.
alt
Súp Tangyuan ngọt. 
alt
Súp Tangyuan mặn.

Tangyuan (nhiều vùng còn gọi là Yuan-xiao) tượng trưng cho sự đoàn viên, bởi hình tròn của nó thể hiện sự hoàn chỉnh, hòa hợp và thống nhất trong gia đình. Tangyuan được làm từ gạo nếp, bột, nước, chất tạo màu, viên lại thành hình trong nhỏ, nấu trong nước, có thể bọc vừng đen hoặc hạt đậu đỏ…

Lễ hội kết thúc với hoạt động múa rồng. Những con rồng được làm bằng tre, lụa, giấy.

Sưu tầm

Danh mục bài viết Văn hóa ẩm thực

Đang tải dữ liệu loading