Sử dụng bột nêm đúng cách, an toàn

Thứ Năm, 30/08/2012 10:38

4,054 xem

0 Bình luận

(0)

1129

Bột nêm ngày nay đã trở thành gia vị không thể thiếu trong căn bếp của không ít gia đình, tuy nhiên sử dụng bột nêm như thế nào cho hiệu quả và đúng cách hẳn không phải ai cũng biết.

Hiện nay, do tâm lý e ngại bột ngọt, không ít người chuyển sang dùng hoàn toàn bột nêm. Nhưng liệu bột nêm có vô hại đối với sức khỏe?

Sử dụng bột nêm có phải là giải pháp an toàn

Sau khi ăn sáng tại một quán ăn gần công ty, chị N.T.K. lên phòng làm việc. Vài phút sau chị thấy xây xẩm mặt mày, người đổ mồ hôi lạnh, nặng đầu, cảm giác giống trúng gió.

Hốt hoảng, chị K. gọi cho bác sĩ quen nhờ giúp đỡ. Vị bác sĩ sau khi nghe kể lại triệu chứng và món chị đã ăn (bún bò) đề nghị chị uống nhiều nước và nằm nghỉ. Khoảng 30 phút sau chị K. cảm thấy khỏe lại.

Theo BS. Trần Văn Ký (Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm VN), những trường hợp như chị K. không phải hiếm, do hiện nay có nhiều quán bán hàng ăn sáng hoặc quán lẩu... lạm dụng bột ngọt thay xương hầm, thịt hầm khiến nhiều người khi ăn vào bị phản ứng.

Những người sức khỏe khác nhau sẽ phản ứng khác nhau đối với bột ngọt. Người sức khỏe tốt thì quá trình phản ứng diễn ra âm thầm, người sức khỏe yếu sẽ phản ứng ra ngoài, với các dấu hiệu thường gặp là bị xây xẩm mặt mày, mỏi nhừ người; nặng hơn thì đỏ hết cả người, phải đi cấp cứu...

Cũng có trường hợp chủ quán ăn dùng “bột mềm” ướp thịt, với mục đích làm mềm thịt trước khi nấu nhằm giảm thời gian nấu nướng hoặc đánh lừa khách hàng đó là “thịt tơ”. Nếu ăn phải thịt ướp nhiều loại bột này, thực khách sẽ có cảm giác lạt miệng, nặng hơn thì bị tê môi, tê lưỡi; mất cảm giác ở môi, lưỡi trong vòng vài giờ hoặc có khi cả ngày...

Để “giải” bột ngọt, theo BS. Ký, bệnh nhân nên uống nhiều nước hoặc nước chanh, nước trà... làm tăng tuần hoàn máu và lợi tiểu. Cách “giải” bột mềm cũng tương tự, tuy nhiên quá trình đào thải bột mềm diễn ra chậm hơn nên thời gian hồi phục sẽ lâu hơn, do đó nếu được thì nên tìm cách nôn ra hoặc đến bệnh viện để được can thiệp.

Hiện nay, do tâm lý e ngại bột ngọt, không ít người chuyển sang dùng hoàn toàn bột nêm. Nhưng liệu bột nêm có vô hại đối với sức khỏe?

BS. Đỗ Thị Ngọc Diệp - Phó Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM - cho biết: cũng như bột ngọt, bột nêm là gia vị có thành phần chủ yếu là sodium glutamate (muối của axit glutamic, một axit amin cũng có trong cơ thể người), nhưng khác với bột ngọt có đến khoảng 98% là sodium glutamate, bột nêm chỉ có trên 50% sodium glutamate, còn lại là các thành phần khác như muối, đường, bột...

Ăn quá nhiều muối sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, có nguy cơ gây các bệnh tim mạch, cao huyết áp, bệnh thận, béo phì. Ngoài ra, ăn quá nhiều muối cũng gây hạn chế hấp thu canxi, dẫn đến nguy cơ loãng xương.

“Do đó tránh lạm dụng bột nêm. Không ít người hiện nay khi ăn rất thích cho nhiều bột nêm mà không biết mình đã thêm nhiều muối vào bữa ăn” - BS. Diệp nhắc nhở.

Cảnh giác khi sử dụng bột nêm

Báo Sài Gòn Tiếp Thị mới đây đã cho đăng tải bài viết của một bác sĩ thuộc Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam khẳng định, bột nêm chính là chất phụ gia siêu bột ngọt. Đặc biệt, tính ngọt của loại gia vị này cao gấp 200 lần các loại bột ngọt khác.

Một điểm đáng lưu ý nữa là, trong bột nêm chứa chủ yếu một loại chất có tên gọi I & G, kết hợp từ hai chất Disodium 5’ – Guanylate và Disodium 5’ – Inosinate. Nghiên cứu của Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ đã chỉ ra rằng, hai chất trên nếu kết hợp với nhau sẽ tạo ra một số độc chất, mà nếu tích trữ chúng trong cơ thể người quá nhiều có thể gây quái thai và rối loạn chuyển hoá. Thêm vào đó, khi cho các loại bột nêm này vào nồi lẩu hoặc món xào, chúng sẽ tạo cho người ăn cảm giác như nếm được món súp ngon lành từ thịt hầm. Nguy hiểm hơn, chất I & G còn khiến người ăn luôn cảm thấy ngon miệng, ăn rồi lại muốn ăn nữa. Chính sự ngon miệng này đã đánh lừa cảm giác mọi người và giúp các loại gia vị bột nêm ngày càng được nhiều người tin dùng.

Một số quốc gia phương Tây và các nước phát triển hiện không cho phép sử dụng các chất phụ gia như bột nêm trong nấu ăn. Ngay ở Việt Nam, loại chất I & G chứa trong bột nêm cũng không có mặt trong danh sách các chất phụ gia được phép sử dụng của Bộ Y tế. Tuy nhiên, vì lợi nhuận cao ngất ngưởng, một số nhà sản xuất vẫn ngang nhiên sử dụng chất này trong sản phẩm, phủ lấp chúng bằng những lời quảng cáo thái quá.

Chính bởi tin tưởng vào quảng cáo, nhiều người tiêu dùng đã lựa chọn bột nêm như một thứ gia vị hoàn toàn tự nhiên, tốt cho sức khỏe và dùng thoải mái cho trẻ nhỏ. Nhiều người bị dị ứng với bột ngọt đã chuyển sang ăn bột nêm mà không hay biết vẫn đang ăn phải bột ngọt. Hậu quả là, một số trường hợp dùng quá nhiều bột nêm đã hứng chịu các biểu hiện bị ngộ độc hóa chất như bị dị ứng, nổi mẩn, ngứa, nhức đầu, xây xẩm mặt mày, ... phải tới chữa trị tại các cơ sở y tế.

Hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào xác định liều lượng bột nêm dùng trong ngày bao nhiêu là hợp lý. Do vậy, việc sử dụng bột nêm hợp lý chỉ có thể phụ thuộc vào sự thông minh và tỉnh táo của người tiêu dùng. Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, mọi người nên hạn chế sử dụng bột nêm cho bữa ăn hàng ngày. Thay vì phải dùng chất phụ gia như bột ngọt hay bột nêm, các bà nội trợ được khuyên nên chịu khó mua tôm, cá, thịt tươi để tạo món ăn thơm ngon, đủ chất và vẫn an toàn cho gia đình. Còn trong trường hợp một thành viên trong gia đình bị ngộ độc bột nêm, hãy cho nạn nhân uống thật nhiều nước hoặc các loại nước chanh, nước chè đường sẽ giúp tuần hoàn máu, giải độc cơ thể.

Bảo Thanh tổng hợp
Amthuc365.vn

Danh mục bài viết Gia vị chế biến

Đang tải dữ liệu loading