Ướp gia vị vào thực phẩm như nào cho đúng?

Thứ Sáu, 03/03/2017 12:00

5,249 xem

0 Bình luận

(0)

3485

Tẩm ướp, nêm nếm gia vị rất quan trọng, nêu bạn làm không đúng cách có thể gián tiếp gây hại cho sức khỏe người thưởng thức.

Muối, mắm, tiêu,… là những loại gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của người Việt. Nó giúp món ăn trở lên đậm đà hương vị và mang lại cảm giác ngon miệng khi thưởng thức. Tuy nhiên, việc tẩm ướp, nêm nếm gia vị không đúng cách có thể gián tiếp gây hại cho sức khỏe con người. Đặc biệt, nhiều chị em nội trợ thường mắc phải sai lầm đó khi vào bếp.

Theo PGS.TS.BS. Trần Đình Toán - Ủy viên Hội đồng Dinh dưỡng và Thuốc, Ban Bảo vệ Sức khỏe Cán bộ Trung Ương: “Các loại gia vị  như mắm, muối, bột ngọt, hạt tiêu, hành tỏi,… được sử dụng phổ biến khi nấu ăn. Việc tẩm ướp, nêm nếm gia vị sớm hay muộn tùy thuộc vào từng món ăn và cách chế biến của bà nội trợ. Tuy vậy, chị em cho gia vị đúng thời điểm sẽ góp phần làm món ăn thơm ngon hơn, tránh gây hại cho sức khỏe”.

Mẹo dùng chanh các bà nội trợ nhất định phải biết

Mẹo dùng chanh các bà nội trợ nhất định phải biết

Dưới đây là 9 mẹo dùng chanh, các bà nội trợ nên biết để việc bếp núp trở lên dễ dàng hơn.
Xem thêm

Không nấu hoặc ninh nước mắm quá lâu

Trong nước mắm có chứa hương vị ngọt của các axitamin được tạo ra trong quá trình cá ướp muối, đang phân hủy dùng để làm nước mắm. Do vậy, nấu hoặc ninh nước mắm quá kỹ có thể làm mất đi các axit amin. Tốt nhất, chị em nên nấu nước mắm ở thời gian thích hợp đảm bảo chín thực phẩm. Ngoài ra, nước mắm có thể dùng để tẩm ướp thực phẩm hoặc cho vào trước khi nấu.

Ướp gia vị vào thực phẩm như nào cho đúng?

Nấu hoặc ninh nước mắm quá kỹ có thể làm mất đi các axit amin (ảnh minh họa)

Món ăn có đường để ở nhiệt độ vừa phải

Gia vị đường mang vị ngọt và tạo màu sắc cho thức ăn. Vì vậy, những món kho, chiên hoặc rán thường được ướp thực phẩm với đường.

PGS.TS.BS. Trần Đình Toán cho biết, chiên rán món ăn có chứa đường chỉ để lửa ở khoảng 170 độ C – 200 độc C. Khi đó, thực phẩm có màu nâu cánh gián vừa phải, tạo độ hấp dẫn cho món ăn. Nếu đun ở nhiệt độ cao hơn, đường sẽ bị caramen hóa khiến thực phẩm có màu nâu đen, thậm chí không giữ được hương vị.

Mẹo luộc tai lợn trắng giòn sần sật, ai cũng mê tít

Mẹo luộc tai lợn trắng giòn sần sật, ai cũng mê tít

Tai lợn luộc có thể chế biến thành nhiều món ngon, đặc biệt là món nhậu được nhiều ông xã yêu thích. Sau đây là mẹo luộc tai...
Xem thêm

Muối, bột canh dùng ướp hoặc nêm khi nấu canh

Muối có thể cho vào khi ướp thực phẩm, nêm nếm trong khi đun nấu hoặc khi đã xào, nấu xong. Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết chị em nội trợ thường sử dụng bột canh thay muối.

Bột canh cho vào thực phẩm để kho, rán hoặc ướp thịt, cá,… Khi luộc rau, chị em cũng nên cho một chút bột canh vào nước đun sôi (vì nhiệt độ sôi của nước muối cao hơn) sẽ làm cho rau luộc được xanh hơn. Tương tự, khi nấu canh cần cho muối trước khi cho rau vào nấu để rau đậm đà và giữ được màu xanh.

Ướp gia vị vào thực phẩm như nào cho đúng? 1

Muối, bột canh dùng ướp hoặc nêm khi nấu canh (ảnh minh họa)

Chế biến xong thực phẩm hãy cho chút hạt tiêu

Hạt tiêu chứa chất tạo vị cay và tinh dầu. Khi đun lâu, chất cay vẫn còn nhưng tinh dầu sẽ bay hơi. Vì thế, chị em nên chú ý đến thời gian chín thực phẩm rồi cho hạt tiêu vào để giữ được hết hương vị.

Đối với món kho, người nấu hãy sử dụng hạt tiêu xay không mịn. Các món xào, dùng hạt tiêu rang chín và xay mịn, cho vào sau khi đã xào xong.

Mẹo nấu canh cá không tanh

Mẹo nấu canh cá không tanh

Mẹo nấu canh cá không tanh sẽ giúp bà nội trợ không còn lo lắng khi muốn khử mùi tanh mỗi lần chế biến món ăn này.
Xem thêm

Không chiên dầu ăn lại nhiều lần

Theo PGS.TS.BS. Trần Đình Toán, dùng dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ tạo ra chất trans, có thể gây ung thư. Vì vậy, chị em nội trợ tuyệt đối không dùng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần.

Theo Vân Anh (Khám Phá)

Danh mục bài viết Cẩm nang hữu ích

Đang tải dữ liệu loading