Có lẽ do sự giao thoa về ẩm thực trong dân gian nên tô bún bò Huế tại Sóc Trăng đã không giữ nguyên bản từ tô bún bò ở nơi quê hương của nó, nhưng cũng không giống với cách chế biến ở các vùng miền khác.
Tỉnh Sóc Trăng có hơn 380.000 người dân Khmer sinh sống nên về mặt văn hóa ẩm thực bản địa có dấu ấn đậm nét của đồng bào Khmer, với nhiều món ăn và nhiều loại bánh, trong đó có bánh ống và cốm dẹp dân dã.
Khoảng trên một tháng (tùy theo thời tiết nắng, mưa) sau khi chao cá, mắm có mùi thơm. Người có kinh nghiệm chỉ cần ngửi hoặc nhìn nước muối phía trên là biết chính xác độ tới của mắm. Mắm dỡ ra thịt mềm, dai, xương tan đi hết.
Mỹ Xuyên ở cách trung tâm thành phố Sóc Trăng chưa đầy mười cây số, vốn nổi tiếng với thương cảng Bãi Xàu ngày trước. Về ẩm thực, nơi đây có món bún gỏi dà ngon ngọt không đâu bằng.
Cháo cá khoai ăn rất mát, bổ, lành tính. Khi ăn cháo cá khoai, người ta có thể cảm nhận trong từng miếng cá khoai có vị ngọt bùi, nhuốm mùi mặn mòi của biển cả quê hương.
Cá khoai có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon bổ dưỡng và hấp dẫn như: Cháo cá khoai, canh cá khoai nấu ngót, …. và đặc biệt là khô cá khoai. Tại Sóc Trăng, khô cá khoai là món đặc sản của vùng bờ biển dài 72 km, tập trung nhiều nhất là huyện Vĩnh Châu và Trần Đề.
Khám phá ẩm thực là con đường hấp dẫn nhất để nhận diện khuôn nét của văn hóa vùng miền. Ẩn chứa trong các món ăn là khẩu vị, sở thích của cư dân; là thành quả lao động đồng thời thể hiện đặc trưng khí hậu, thời tiết, cây trồng của xứ sở. Nếu bạn có dịp tới Sóc Trăng, hãy thưởng thức những món ăn độc đáo nơi đây để qua đó cảm nhận cái hồn của văn hóa.
Bát bún tiêu đơn giản với một ít giá chần, bún tươi, húng thơm, húng quế, kinh giới, hành tím thái lát, thịt bắp giò... chỉ chừng đó thôi là bạn đã có một bát bún ngon miệng cho bữa điểm tâm sáng hay lót lòng khi chiều đến. Hương vị ấm nồng trong món ăn càng ngon hơn nếu bạn ăn trong thời tiết lạnh hay trong những ngày trời mưa.
Xá pấu, tiếng Hoa có nghĩa là cải bổ, người Kinh gọi củ cải muối, được làm bằng hai nguyên liệu: củ cải trắng và muối hột. Xá pấu có thể chế biến thành nhiều món ngon như xá pấu trộn giấm, xá pấu xào, gỏi xá pấu...
Muốn bánh cóng ngon phải có kỹ thuật pha bột, kỹ thuật chiên bánh. Nhưng thế cũng chưa đủ. Phải có thêm đĩa rau xanh và chén nước mắm đậm đà mới làm nên món ăn đặc sản lừng danh vùng Sóc Trăng này.