đông lạnh thực phẩm: dễ mà khó

Thứ Hai, 18/10/2010 10:43

852 xem

0 Bình luận

(0)

2070

Lưu trữ thực phẩm dễ tới mức chỉ cần rửa và đặt vào tủ đông lạnh là xong. Nhưng đó là một quan niệm sai lầm. Phải biết cách đông lạnh từng loại thực phẩm.

Bí quyết thời gian
Quả thật, đông lạnh là cách không khó và được ngày càng nhiều gia đình sử dụng để lưu trữ đặc sản, hoa quả, thịt, rau tươi… trong quãng thời gian dài. Bên cạnh đó, đông lạnh còn giúp bảo quản chất lượng thực phẩm tốt hơn những chế phẩm đóng hộp.

Theo cơ quan Kiểm định và An toàn thực phẩm FSIS (Hoa Kỳ), thực phẩm cất trữ trong một tủ đông lạnh tại mức 0 độ của thang nhiệt Fahrenheit sẽ không bị thối rữa trong quãng thời gian không xác định. Nhưng cơ quan này cũng nhấn mạnh: điều đó không có nghĩa hương vị và kết cấu của thực phẩm sẽ được giữ nguyên như cũ. Từng loại thực phẩm cụ thể có thời gian đông lạnh phù hợp, không làm mất chất và giữ được màu sắc hấp dẫn. Bạn cũng đừng đợi hết thời gian gợi ý mà nên rã đông trước đó.

Một vài gợi ý thời gian đông lạnh cụ thể:

- Thịt lợn xông khói: 1 đến 2 tháng

- Bánh mì: 2 đến 3 tháng

- Món thịt hầm: 2 đến 3 tháng

- Thịt bò và thịt lợn đã chế biến: 2 đến 3 tháng

- Gia cầm đã chế biến: 4 tháng

- Trái cây: 8 đến 12 tháng

- Xúc xích: 1 đến 2 tháng

- Lạp xường: 1 đến 2 tháng

- Súp và món hầm rau thịt: 2 đến 3 tháng

- Thịt gà (tách từng bộ phận) chưa qua chế biến: 9 tháng

- Gà nguyên con chưa qua chế biến: 1 năm

- Rau: 8 đến 12 tháng

Đông lạnh không chỉ có thời gian
- Thực phẩm đông lạnh nên mua sau thời điểm thu hoạch gần nhất có thể. Thực phẩm càng tươi khi đông lạnh sẽ càng giữ được chất lượng tốt cho tới lúc bạn rã đông chúng.

- Trong khi hầu hết thức ăn có thể đông lạnh, một số thực phẩm như đồ đóng hộp, trứng nguyên quả... vẫn nên được giữ bên ngoài chiếc “tủ thần kỳ” này. Lý do, tinh thể đá trong tủ đông lạnh có thể phá vỡ kết cấu của một số thực phẩm. Ví dụ, vỏ trứng dễ bị nứt vỡ và bị vi khuẩn có hại xâm nhập, trong khi đồ đóng hộp dễ bị biến đổi chất. Về mặt kỹ thuật, bạn có thể đông lạnh mayonnaise, nước sốt kem và rau diếp nhưng chất lượng của những loại thực phẩm này cũng sẽ giảm đi đáng kể.

- Với thức ăn đã chế biến, bạn tuyệt đối không đông lạnh ngay khi vừa đun nấu. Để thức ăn nguội dần sẽ khiến chúng đông lạnh nhanh hơn, cho khả năng bảo quản chất lượng tốt hơn.

- Bao bì dùng để đóng hộp phụ thuộc vào loại thực phẩm được đông lạnh. Nhưng dù bao bì từ chất liệu gì, chúng đều phải đảm bảo độ bền chắc không bị nứt vỡ.

- Không đông lạnh thịt chỉ với 1 lớp túi hoặc hộp đựng duy nhất. Cần nhiều hơn thế.

- Một gợi ý tích cực khác là bạn hãy ghi tên và thời hạn đông lạnh bên ngoài túi hoặc hộp đựng của từng loại thực phẩm đông lạnh.

- Những cách nhanh và an toàn nhất để rã đông thực phẩm là thả vào nước lạnh hay đặt trong lò vi ba.

- Với trái cây, bạn hãy rửa sạch, để khô, rồi xắt thành từng miếng với kích cỡ vừa phải. Sau đó, xếp các miếng trái cây vừa xắt vào túi hoặc hộp đựng thích hợp rồi đông lạnh chúng. Bạn cũng có thể đóng gói hoa quả với đường hay đường si-rô để giúp bảo toàn hương vị và kết cấu nếu thích.

- Rau tươi cần được nhúng thật nhanh qua nước sôi hoặc hơi nước trong thời gian ngắn trước khi đông lạnh. Việc này cho phép rau giữ được màu sắc, hương vị tốt nhất.


Amthuc.com.vn

Theo Đẹp

Danh mục bài viết

Đang tải dữ liệu loading