Lợi ích từ quả chùm ruột

Thứ Ba, 31/07/2012 10:40

21,904 xem

0 Bình luận

(0)

1833

Chùm ruột, còn gọi là tầm ruột (Phyllanthus acidus, Phyllanthus distichus, Cicca disticha, Cicca acida hay Averrhoa acida) là loài cây duy nhất có quả ăn được trong họ Phyllanthaceae. Cây chùm ruột vừa được trồng làm cây kiểng vừa lấy quả. Cùng Amthuc365.vn tìm hiểu về lợi ích của loại quả này nhé!

Quả chùm ruột có tác dụng giải nhiệt, bổ gan, bổ máu. Ngoài ra, để làn da mịn màng, mỗi ngày nên ăn 200 gam trái cây này.

Chùm ruột hay còn gọi là tầm ruột, nở hoa vào tháng 3 - 5, kết quả vào tháng 6 - 8. Chùm ruột quả mọng, có khía, khi chín màu vàng nhạt, vị chua mát, thường được ăn sống hay nấu canh. Nước ép quả để giải nhiệt vì chứa đến 40% vitamin C.

Quả và cây chùm ruột chữa được nhiều bệnh

Lá cây chùm ruột dùng để đun nước tắm chữa lở, nổi mề đay và các bệnh ngoài da khác. Vỏ thân cây có khả năng tiêu hạch độc, ung nhọt, tiêu độc, sát trùng, đặc biệt là chống độc đối với nọc rắn.

Rượu ngâm bằng vỏ thân cây chữa thối tai, tiêu mủ, bôi chữa ghẻ, loét, vết thương chảy máu ngoài da, chữa đau răng, họng. Cách làm, vỏ vây và quả chùm ruột phơi khô, tán thành bột mịn hòa cùng rượu trắng nồng độ cao. Cứ 200 gam bột ngâm với 1 lít rượu để trong 10 ngày là sử dụng được. Ngoài ra, bột vỏ thân ngâm giấm còn chữa được bệnh trĩ, uống ngày 2 lần, mỗi lần một thìa canh.

Tuy có nhiều tác dụng, nhưng rễ và vỏ rễ cây này rất độc. 

Trong y học cổ truyền dân tộc, có một vài cách sử dụng chùm ruột làm vị thuốc chữa bệnh.

Lá chùm ruột tươi giã nát cùng hồ tiêu rồi đắp vào chỗ đau chữa đau nhức.

Vỏ thân chùm ruột một phần, vỏ thân vông đồng 2 phần, sắc cô đặc, hòa vào rượu trắng uống ngày 2 muỗng cà phê, chia làm hai lần, chữa suy yếu tim.

Vỏ thân cây phơi khô, tán bột, chưng với dầu dừa để bôi vào vết thương, chữa lở ngứa, mề đay, ghẻ loét, vết thương ngoài da.

(Theo BS)

Danh mục bài viết Món ăn & sức khỏe

Đang tải dữ liệu loading