một lần tới thăm cô dzoãn

Thứ Tư, 21/04/2010 01:26

1,182 xem

0 Bình luận

(0)

3342

Mặc dù đã nghe nói nhiều và cũng đã thấy Cô trên các phương tiện truyền thông, nhưng mãi tới khi được trò chuyện thân tình, tôi mới thật sự ngỡ ngàng. Vì quả thật trước đó trong suy nghĩ của tôi thì Cô Dzoãn phải sống một cuộc đời khác lắm… không phải là một Dzoãn Cẩm Vân với những điều giản dị trên mức bình thường như thế.


Cả đoàn chúng tôi gồm Tiến sĩ Nguyễn Nhã – Viện trưởng Viện nghiên cứu ẩm thực Việt Nam, anh Đặng Quốc Toản, Giám đốc công ty Năng lượng sạch – Dầu khí Châu á, cùng các nhà báo trẻ mong sớm được gặp Cô Dzoãn bên ngoài công việc – Và đúng là ngày hôm đó là một ngày thật nhiều ý nghĩa…


Vừa tới ngõ, cả đoàn khách từ Thành phố Hồ Chí Minh tới đã cảm nhận được ngay bầu không khí trong lành, mát mẻ từ những hàng cây ngay lối đi dưới chân mình. Trong bộ trang phục áo bà ba truyền thống của phụ nữ Việt Nam, Cô ra đón chúng tôi bằng những nụ cười.


Nhìn những hàng cây trái xanh tốt quanh nhà, ao sen thơm ngát …ít ai biết được trước đây cũng không gian này đã từng chưa có gì, còn khá hoang sơ… thế mà chỉ sau hai năm mọi thứ bây giờ trở nên mướt xanh đến lạ trước mắt chúng tôi… tất cả đều tự tay Cô Dzoãn thiết kế theo sở thích của mình. “ Cô Dzoãn quả là một kiến trúc sư tài tình ” , nói như lời anh Toản trong lúc chúng tôi dạo quanh khu vườn yên tĩnh và…quên cả việc trong này Cô đang tất bật chuẩn bị bữa trưa thịnh soạn đợi khách.



Cô Dzoãn và món chè bắp


Tiến sĩ Nguyễn Nhã – Viện trưởng Viên nghiên cứu Ẩm thực Việt nam là người đã mở đầu cho câu chuyện về ẩm thực mà chúng tôi may mắn được nghe những người nổi tiếng thẩm bình trong bữa cơm dân dã với dưa chua, canh cải, cơm gà…ấy. Đặc biệt là Cô Dzoãn luôn tặng mọi người trong đoàn bằng những bất ngờ thú vị.


Mãi tới khi ấy tôi cũng mới hiểu hết ý nghĩa của câu nói “ Nấu ăn là một nghệ thuật, và người đấu bếp cũng là một nghệ sĩ.”


Nói tới ẩm thực là nói tới sự đa dạng, muôn màu sắc ở trong đó, vì thế ta khó mà có thể định lượng theo một tiêu chuẩn cụ thể của riêng người nào. Cô Dzõan đã mở đầu rất sâu sắc về điều đó khi câu chuyện về nghề đầu bếp trong bữa cơm trưa thân tình ấy. Người đầu bếp - cần được mọi người biết tới, xem trọng hơn nữa và đó phải là nghề được tôn vinh.


Trong ngôn ngữ giảng dạy của mình hay trên các kênh truyền thông báo chí nếu chúng ta để ý sẽ thấy, Cô luôn nói “ Các bạn nêm nếm theo khẩu vị của từng người.” Hỏi Cô về điều này, Cô lí giải thêm. Nấu ăn là cả một nghệ thuật, cũng cùng một quy trình công đoạn chế biến như nhau nhưng lại có sự khác biệt giữa hai người đầu bếp. Người này có thể nấu ngon hơn người kia và ngược lại. Vì thế trong ẩm thực giữa người Thầy và người thợ không phải lúc nào cũng giống nhau, luôn có một khoảng riêng dành cho sự sáng tạo của người đầu bếp. Không phải giống như những nghề nghiệp khác, người Thầy cứ việc đưa công thức là người thợ cứ thế cần mẫn làm theo. Nghề bếp là nghề của nhiều những sắc thái và biến tấu rất nghệ thuật…



TS.Nguyễn Nhã và lần viếng thăm

Như thế có nghĩa là người đầu bếp sẽ và phải luôn có tâm hồn phong phú, giống như người nghệ sĩ vậy. Người nghệ sĩ biểu diễn thầm lặng bên trong sân khấu, trên ngọn lửa ẩm thực của niềm vui say mê. Nếu như sân khấu ngoài kia có nhiều những ánh đèn với đử loại màu sắc khác nhau để tô điểm cho người nghệ sĩ, và kèm theo là những tràng vỗ tay tán dương khi vở diễn được bắt đầu hay kết thúc…thì người đầu bếp biểu diễn luôn chỉ có duy nhất ánh đèn của bếp soi rọi tâm hồn mình. Sẽ chẳng có tô vẽ trang điểm, hay những tràng vỗ tay khích lệ, thay vào đó chỉ là mùi vị của đồ ăn, những giọt mồ hôi... Và khi món ăn được hoàn tất, bài trí xong chính là lúc sân khấu biễu điễn mở ra với người đầu bếp nhưng… ngay lúc đó họ lại phải lui vào sâu bên trong cánh gà, cạnh ngọn lửa, gửi phần hồn của mình lại trong những món ăn sẽ xuất hiện ngoài kia…



Một góc nhà cô Dzoãn

Và người đầu bếp cũng là một nghệ sĩ …của rất nhiều những công đoạn từ cắt, tỉa, thái… tất cả đều chứa đựng nghệ thuật ẩm thực trong đó, từ cách cầm dao cho tới đặt tay như thế nào cho phù hợp với món ăn mà người đầu bếp dự định chế biến. Người đầu bếp vì thế có thể khổ luyện để trở thành một “đao pháp ”. Để có được điều ấy sẽ phải qua khổ công lắm mới thành. ..

Cứ thế Tôi cuốn hút vào câu chuyện về nghề bếp của Cô như có chất men thôi miên nào kỳ lạ lắm. Lạ như chính những điều giản dị mà Cô đã và đang làm trong suốt thời gian qua, và nhất là trong ngôi nhà yên tĩnh, nơi mà Cô vẫn thường đi về giữa Tp.Hồ Chí Minh và Bình Dương.



Nguồn: ST

Danh mục bài viết

Đang tải dữ liệu loading