Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm: Mâu Thuẫn Giữa An Toàn & Lợi Nhuận

Thứ Hai, 29/12/2008 03:55

1,944 xem

0 Bình luận

(0)

1441

Phần lớn hàng rau củ quả từ Trung Quốc nhập về thường không biết chính xác nguồn gốc từ tỉnh nào trong nội địa Trung Quốc. Người dân địa phương tại đây thường sử dụng "quyền ưu đãi" của chính sách cư dân biên giới khi mang hàng hóa dưới 2 triệu đồng thì không phải khai báo hải quan. Vì vậy rau xanh, củ (khoai tây), cà chua, ớt xanh... thường vào Việt Nam theo kiểu này và số hàng này chỉ phải kiểm

Thuốc BVTV: Có cầu là có cung

Có mặt tại của khẩu Tân Thanh sáng 29/11, trong vai những người đi buôn hoa quả, chúng tôi đã làm quen với chị Vũ Thị Thành, người thường xuyên “cư ngụ” ngay tại khu vực làm giấy thông hành của cửa khẩu với ý định nhờ chị chỉ mối để mua ít thuốc BVTV. Ban đầu chị Thành còn dè chừng cho hay, chỉ chủ hàng quen mới mua được thuốc BVTV, nhưng có lẽ vì “cả nể” chúng tôi cứ năn nỉ mãi nên một lúc sau chị Thành bảo “để tôi gọi nhờ người quen bên chợ Pò Chài (Trung Quốc) xem có giúp được không”. Vài phút sau, chị Thành thông báo tin vui “800 nhân dân tệ (NDT)/bộ thuốc BVTV gồm 4 lọ, đồng ý thì chị giúp”...

Lấy mẫu trái cây để xét nghiệm nhanh tại cửa khẩu Tân Thanh

Thấy chúng tôi đồng ý ngay, chị Thành bảo thêm “cô, chú muốn mua bao nhiêu cũng có, nhưng phải đợi lấy hàng từ trong Bằng Tường ra, ngay tại chợ Pò Chài chỉ dành cho khách “đặc biệt” là những chủ hàng buôn đã quen nhau”. Nói xong, người đàn bà này thoăn thoắt ra làm giấy thông hành để sang Pò Chài. Không để chúng tôi chờ quá lâu, 30 phút sau, chị Thành đã có mặt trước cửa khẩu Tân Thanh, tay cầm một túi bóng gồm lỉnh kỉnh những chai lọ và tờ rơi quảng cáo in màu.
Mặt dù tờ quảng cáo này đã in cả tiếng Trung lẫn tiếng Việt giới thiệu về công dụng và hướng dẫn sử dụng nhưng để tạo thêm sức hấp dẫn với chúng tôi, chị Thành vẫn hướng dẫn nhanh: "Có nhiều loại thuốc làm trái cây tươi lắm nhưng những loại chị mua hộ này là những thứ mà thông dụng mọi người hay mua để sử dụng. Một bộ này giá 400 tệ (100 NDT = 257.000 đồng Việt Nam) chỉ có 2 lọ, còn loại giá 800 tệ thì có 4 lọ/bộ”. Thắc mắc vì sao một bộ thuốc BVTV lại có nhiều loại lọ to, nhỏ khác nhau, chị Thành cho hay: các chủ hàng bên kia giải thích là phải pha chế hỗn hợp các lọ này theo tỷ lệ nhất định mới có hiệu quả. Vì thế không thể dùng lọ này mà thiếu lọ kia được.

Theo một chủ hàng khác tên Tòng cũng có thâm niên trong nghề “đánh hàng” rau quả, hầu hết các chủ hàng Việt Nam sang mua cũng chỉ được xem qua mặt trên của hàng hoá chứ không thể chọn từng quả. Cũng theo anh Tòng, chủ hàng Trung Quốc cho biết: toàn bộ số trái cây này khi hái xuống cũng đều đã được nhúng qua chất bảo quản trước khi được đóng vào thùng. Tuy nhiên, thường sau mỗi lần lấy trái cây, các chủ hàng Trung Quốc lại đưa thêm cho chủ hàng Việt Nam một loại thuốc không có tem nhãn và dặn về pha để nhúng bảo quản rau, củ và trái cây được tươi lâu. Hỏi anh Tòng có biết loại thuốc đó là thuốc gì không thì chỉ nhận được cái lắc đầu vì “chúng tôi quan tâm làm gì đến thứ thuốc đó, miễn sao trái cây không bị thối, hỏng khi để buôn bán hàng tuần là được”.

7 cách chọn trái cây tươi ngon

7 cách chọn trái cây tươi ngon

Một vài mẹo nhỏ sau đây sẽ giúp các bà nội trợ chọn được các loại trái cây phổ biến như bơ, dưa hấu, xoài, táo, ... vừa tươi,...
Xem thêm

Kiểm tra rau quả bằng test nhanh

Báo cáo với đoàn thanh tra của Bộ Y tế, Trạm trưởng Trạm kiểm dịch y tế cửa khẩu Tân Thanh Phan Công Anh cho biết, mỗi ngày trung bình có khoảng 5-7 tấn rau xanh, củ và khoảng 200 tấn trái cây các loại nhập về Việt Nam. Riêng với mặt hàng rau củ từ Trung Quốc vào Việt Nam ở cửa khẩu này thường qua buôn bán nhỏ lẻ. Người dân địa phương chuyên chở hàng này qua những xe cải tiến, sau đó gom lại một mối cho một chủ hàng nào đó. Thường thì những hàng hoá này được kiểm tra lấy mẫu làm xét nghiệm, nhưng cũng chỉ làm theo phương pháp test thử nhanh để giám sát tồn dư chất bảo vệ thực vật. Cũng theo ông Phan Công Anh, phương pháp test nhanh này cũng chỉ chỉ xác định định tính chứ không thể làm định lượng rõ chất bảo quản là gì. Bên cạnh đó, nếu có phát hiện những nghi ngờ về độc tố thì cũng không thể giữ hàng lại vì nếu có chờ được kết quả chính xác thì số tiền đền bù thiệt hại cho số hàng đó cũng sẽ rất lớn.

Tiết lộ rợn người của chủ buôn hoa quả Trung Quốc 15 năm

Tiết lộ rợn người của chủ buôn hoa quả Trung Quốc 15 năm

"Dù không dám ăn một miếng, song, do ngày nào cũng phải dùng tay nhặt hoa quả cân bán cho khách nên móng tay bị biến dạng...
Xem thêm

Danh mục bài viết Món ăn & sức khỏe

Đang tải dữ liệu loading