Lợi ích của quản sa kê

Thứ Sáu, 11/07/2014 02:48

4,775 xem

0 Bình luận

(0)

1958

Trái sa kê giàu vitamin, khoáng chất, cacbon hidrat, protein và hàm lượng axit amin cao hơn cả đậu nành.

Sa kê tên tiếng Latin là Artocarpus altilis. Loại trái cây này có vỏ màu xanh, da sần, thịt quả giống như khoai tây, có thể được dùng như một phần của bữa ăn chính hoặc tráng miệng. Sa kê từng là nguyên liệu chính trong bữa ăn của người Jamaica.

Sa kê

Trái sa kê có thể chế biến thành nhiều món ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng

Theo báo cáo của New Scientist, sa kê được tiêu thụ rộng rãi trên toàn quần đảo Thái Bình Dương. Loại trái cây này ngày càng được trồng phổ biến hơn cả gạo, lúa mì và ngô.

Một trái sa kê 3 kg đủ cung cấp lượng carbon hidrat cho một bữa ăn của gia đình 5 người. Trái này có thể nghiền thành bột hoặc sử dụng như làm bánh hay chiên giòn dùng như món tráng miệng và món ăn mặn. Sa kê rất giàu vitamin, khoáng chất, cacbon hidrat và protein. Hàm lượng axit amin trong trái này cao hơn cả đậu nành.

Sa kê 1

Tiến sĩ Diane Ragone, công tác tại Vườn bách thảo nhiệt đới quốc gia Hawaii (NTBG), đã nghiên cứu thành công phương pháp trồng và ứng dụng sa kê từ năm 1980. Bà cũng khảo sát hàng trăm giống cây như thế từ 34 quốc gia trên thế giới.

Theo đó, tiến sĩ Zerega khuyến khích các gia đình nên trồng ít nhất một cây sa kê. Bà nói: “Theo truyền thống ở Polynesia, bạn sẽ trồng một cây sa kê khi sinh ra một đứa con vì trái của cây này sẽ đảm bảo cung cấp lương thực cho đứa trẻ ấy suốt cuộc đời”.

Sa kê chiên

Cây sa kê không cần chăm sóc nhiều, đặc biệt phát triển mạnh ở những vùng nhiệt đới như Việt Nam. Ngày nay, các chuyên gia đang nghiên cứu tìm ra giống cây tốt nhất, phù hợp với những môi trường, khí hậu cũng như thị hiếu của người dân từng vùng, đặc biệt là những quốc gia thiếu an ninh lương thực. Bên cạnh đó, họ còn tiếp tục tìm những loại trái cây có cho sản lượng nhiều và hàm lượng protein cao.

Thực tế, một số loại sa kê ở phía đông Thái Bình Dương lại rất ít trái. Các nhà khoa học đang cố gắng sử dụng phương pháp nuôi cấy mô để tạo ra loại sa kê nhiều trái hơn.

Theo Vnexpress

Danh mục bài viết Món ăn & sức khỏe

Đang tải dữ liệu loading