Sushi - từ truyền thống tới hiện đại
Hầu hết mọi người khi nghe đến món “Sushi” đều nghĩ món ăn này có cá sống. Thật ra, món Sushi ban đầu được làm từ cơm, có thể có hoặc không có cá sống và cua hoặc tôm.
Ngày nay, Sushi được phục vụ nhiều nhất ở các nhà hàng Nhật Bản nên nhiều người nghĩ món này bắt nguồn từ đất nước mặt trời mọc. Tuy nhiên, Sushi đã có mặt ở Trung Quốc từ thế kỷ thứ 7. Cùng với cách bảo quản cá, người Trung Quốc đã nghĩ ra cách chế biến món Sushi với phương pháp lên men tự nhiên.
Trước đây, Sushi được làm bằng cách ép chặt cá vào cơm và muối, kết hợp với dấm chua ngọt để lên men tự nhiên trong vài tháng. Sau thời gian lên men, người ta bỏ cơm đi và chỉ ăn cá muối không. Cách thức này gọi là narezushi hay edomaezush, hiện vẫn được dùng trong một số nhà hàng, mặc dù rất khó tìm.
Khi lan truyền sang Nhật Bản, món ăn này trở lên nổi tiếng. Với sự sáng tạo của mình, người Nhật đã chế biến là món sushi của riêng mình và đặc trưng cho văn hóa Nhật Bản gọi là haya-sushi bao gồm cơm, cá, và các loại rau được trộn chung với nhau mà không phải qua cách chế biến lên men tự nhiên theo kiểu cổ truyền của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, họ làm cho món ăn trở nên phong phú với nhiều loại Sushi khác nhau. Ở nhiều thành phố, bạn có thể tìm thấy nhiều loại Sushi, có loại thậm chí được bán như một món ăn nhanh ở các cửa hàng, rạp hát, sân bay...
Dễ chế biến nên từ thế kỷ 19, Sushi trở thành món ăn chủ yếu của các gia đình Nhật, góp phần giải quyết sự bận rộn trong cuộc sống của họ. Ngày nay, Sushi xuất hiện với rất nhiều dạng như để trong bát, cuốn tay, cuộn tre hoặc nắm bằng tay…; dùng chung với nhiều loại cá, hải sản tươi sống và trở nên nổi tiếng khắp thế giới.
Sushi, tốt cho sức khỏe vì nó chứa ít chất béo, nhiều chất bổ dưỡng (một phần thức ăn Sushi chứa 8 đến 10 miếng, với khoảng 350-400 calories). Sushi cũng chứa nhiều protein và Omega 3; giàu I-ốt và hyđrat carbon nhờ sự có mặt của lá rong biển.
Nếu chưa từng ăn Sushi, bạn nên thử một lần...
Tuệ Quân (Theo Asianartmall)
Danh mục bài viết
Bình luận