Thăng trầm bánh Wagashi (Nhật Bản)
Bánh Wagashi truyền thống xuất hiện từ thời Yayoi (300 năm trước Công nguyên - 300 năm sau Công nguyên). Lúc đó các thành phần của bánh gồm trái cây, dâu và các loại hạt tự nhiên. Wagashi bắt đầu chịu ảnh hưởng bởi công nghệ làm bánh của Trung Quốc với nền văn hóa đạo Phật trong thời kỳ Nara (710-784 trước Công nguyên).
Bánh do người Nhật Bản làm ra được đánh dấu vào thời kỳ Muromachi (1336-1573) khi Nhật Bản giao thương với các quốc gia khác. Người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã mang công thức và các thành phần nguyên liệu liên quan đến việc chế biến bánh Wagashi về nước mình và làm nên một cuộc “cách mạng” cho bánh Wagashi.
Nghệ thuật làm bánh Wagashi thật sự phát triển vào thời kỳ đầu Edo (1603-1867) với sự cạnh tranh của các vùng như Kyoto, Edo và nhiều vùng khác. Những chiếc bánh Wagashi tuyệt vời nhất được biết đến trong thời kỳ này cũng là những chiếc bánh bạn thấy ngày nay. Chúng thường xuất hiện trong các tiệc trà, bữa ăn trưa và có thể dùng làm quà tặng.
Trong thời kỳ Meiji (1868-1912), các loại bánh ngọt phương Tây du nhập vào Nhật Bản, ảnh hưởng đến sự phát triển của bánh Wagashi. Từ “Wagashi” được sử dụng trong thời kỳ cuối Taisho (1912-1926) để phân biệt bánh của Nhật với các loại bánh phương Tây.
Tuy bị ảnh hưởng bởi văn hóa phương Tây trong nhiều thập kỷ, bánh Wagashi vẫn luôn thể hiện nét văn hóa Nhật Bản và tiếp tục phát huy truyền thống đó. Nguyên liệu chính làm bánh Wagashi là đậu (đậu Azuki, đậu Tây, đậu nành), gạo (gạo Mochi, bột gạo, lúa mì), khoai tây, vừng, rong biển Katen và đường. Những nguyên liệu này rất giàu protein và ít chất béo, tốt cho những người muốn giảm cholesterol.
Khánh Nhật (Theo Kitchoan)
Danh mục bài viết
Bình luận