Bệnh thường gặp ở người cao tuổi

Thứ Ba, 30/09/2008 04:07

1,117 xem

0 Bình luận

(0)

1393

Có nhiều nguyên nhân gây SSTT, trong đó hai nguyên nhân thường gặp nhất là do các bệnh lý ở mạch máu và bệnh Alzheimer.

Biểu hiện sớm của SSTT thông thường là giảm trí nhớ và rối loạn nhận thức. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân bị SSTT nhưng bề ngoài vẫn bình thường nên khó phát hiện. Thường bác sĩ chẩn đoán bệnh này dựa vào tình trạng suy giảm trí nhớ và rối loạn một hay nhiều hoạt động nhận thức như: ngôn ngữ, độ nhạy cảm của thị giác, cảm xúc...


Trường hợp SSTT do nguyên nhân mạch máu thì ngoài những biểu hiện trên, người bệnh còn bị yếu, liệt cơ, rối loạn cảm giác, rối loạn phản xạ...

 

Hiện, có nhiều loại thuốc điều trị SSTT nhưng chủ yếu nhằm làm chậm sự tiến triển của bệnh. Chúng ta có thể phòng ngừa SSTT bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt:

- Hạn chế hay bỏ thuốc lá, vì hút thuốc lá làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não (NCTBMMN) 1,5 lần.

- Hạn chế uống rượu: uống rượu dưới 30ml/ngày sẽ giúp chống lại nguy cơ nhũn não. Còn uống rượu hơn 5 ly/ngày sẽ tăng nguy cơ nhũn não.

- Giảm lượng muối trong chế độ ăn. Vitamine C (rau quả tươi, bưởi, cam, táo, ổi, sơ ri, cóc chín, đu đủ chín), vitamine E (mầm giá đỗ, dầu thực vật, các hạt nhiều dầu), betacarotene (củ quả có màu vàng: cam, bí đỏ, cà rốt, đu đủ chín, xoài chín), hoặc rau lá xanh đậm (cải thìa, rau muống, rau ngót, rau lang, rau dền, bông cải xanh) đã và đang được đề cập nhiều trong vai trò chống lão hóa.

- Tập luyện thể dục thường xuyên.

90% dân số bị tăng huyết áp

Huyết áp có khuynh hướng tăng dần theo tuổi. Gần 90% số người có HA bình thường lúc trẻ sẽ mắc bệnh THA sau 55 tuổi. Bệnh THA thường chỉ được phát hiện khi tình cờ kiểm tra sức khỏe, bởi người bị bệnh THA không có các triệu chứng biểu hiện. Khi đã được chẩn đoán là THA, song song với việc sử dụng thuốc theo toa của bác sĩ, cần điều chỉnh lối sống:

- Giảm cân ở những người dư cân, béo phì. Giảm 10kg cân nặng sẽ làm giảm HA từ 5 - 20mmHg.

- Bớt ăn mặn (làm giảm HA từ 2 - 8 mmHg). Nên ăn ít hơn 6g muối/ngày bằng cách loại bỏ nước mắm, tương, sốt, tương hột, muối tiêu, bột canh... khi ăn. Hạn chế các thức ăn mặn (tương, chao, mắm các loại, trứng muối, cá khô, mực khô...) và các thức ăn chế biến sẵn (cháo, phở, mì ăn liền, đồ hộp, giò chả...).

- Ăn nhiều rau, trái cây: hơn 400g rau và hơn 200g trái cây mỗi ngày.

- Mức kali hàng ngày nên đảm bảo từ 2 - 6g/ngày. Ăn rau và trái cây hơn 500g/ngày đáp ứng nhu cầu kali của cơ thể.

- Hạn chế ăn chất béo có nguồn gốc động vật. Thay vào đó, nên ăn: mỡ cá, các loại dầu thực vật (dầu đậu nành, đậu phộng, cải, mè, bắp, hướng dương...).

- Không nên uống rượu, nếu có uống thì nên uống ở mức độ vừa phải (khoảng 30ml/ngày) trong lúc ăn (làm giảm 2 - 4mmHg).

- Giảm dần việc hút thuốc lá và tiến tới bỏ hẳn.

- Nên hoạt động thể lực đều đặn như đi bộ ít nhất 30 phút/ ngày (làm giảm 4 - 9mmHg).

- Sống thoải mái, không lo âu, tránh căng thẳng.

Nguyễn Cẩm (ghi)

Danh mục bài viết

Đang tải dữ liệu loading