Bệnh phụ khoa và sức khỏe thai nhi
Bác sĩ Ngọc Phượng: Việc quan tâm đến các bệnh lý phụ khoa là quan trọng với người phụ nữ, đặc biệt là trong giai đoạn mang thai, bởi ít nhiều, bệnh phụ khoa sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
Nhiều nghiên cứu tại các bệnh viện phụ sản cho thấy, có đến 65% - 75% thai phụ mắc các bệnh phụ khoa, nhiều nhất là phụ nữ lứa tuổi 18 - 39 bị viêm nhiễm đường sinh dục dưới.
Các bệnh phổ biến nhất là viêm âm đạo, âm hộ, viêm cổ tử cung hoặc viêm kết hợp, với các biểu hiện như nhiều khí huyết hư (huyết trắng, có màu, có mùi...), ngứa âm hộ, tiểu rát, buốt. Trong đó, viêm do nấm và do khuẩn gram âm là chủ yếu.
Hiện nay, có một vài loại thuốc viên đặt âm đạo đã được nghiên cứu và được Tổ chức Y tế thế giới xác định rằng không gây tác hại lên thai nhi nên sử dụng được trong thai kỳ. Tuy nhiên, điều cần nhớ là, đặt thuốc vào trong âm đạo khi đang mang thai có thể gây chảy máu do chạm vào các mạch máu nhỏ dễ vỡ của âm đạo và cổ tử cung. Vì vậy, chỉ khi nào cần thiết, bác sĩ mới cho toa mua thuốc đặt âm đạo phù hợp và hướng dẫn sử dụng để không gây ảnh hưởng đến thai phụ và thai nhi.
Điều quan trọng hơn trong việc sử dụng thuốc là, phụ nữ mang thai phải giữ gìn vệ sinh thật tốt, mặc đồ lót bằng chất liệu cotton, thoáng, không rửa vùng kín bằng các loại xà phòng có tính sát khuẩn cao vì có thể làm thay đổi môi trường kháng khuẩn tự nhiên trong âm đạo, cũng không nên làm sạch bằng cách thụt rửa sâu bên trong âm đạo. Trong các lần khám thai, nên đề nghị bác sĩ khám cả phụ khoa để thăm dò bệnh và điều trị (nếu có) dứt trước khi bé ra đời.
Cả người chồng cũng phải thăm khám bệnh để loại trừ việc lây nhiễm cho vợ. Mang bao cao su khi quan hệ để tránh viêm nhiễm.
Nên nhớ, việc khám phụ khoa trong khi mang thai không gây ảnh hưởng đến thai nhi, ngược lại, đó là một việc nên làm để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con, nhất là các bà mẹ mang thai lần đầu.
Nhiều nghiên cứu tại các bệnh viện phụ sản cho thấy, có đến 65% - 75% thai phụ mắc các bệnh phụ khoa, nhiều nhất là phụ nữ lứa tuổi 18 - 39 bị viêm nhiễm đường sinh dục dưới.
Các bệnh phổ biến nhất là viêm âm đạo, âm hộ, viêm cổ tử cung hoặc viêm kết hợp, với các biểu hiện như nhiều khí huyết hư (huyết trắng, có màu, có mùi...), ngứa âm hộ, tiểu rát, buốt. Trong đó, viêm do nấm và do khuẩn gram âm là chủ yếu.
Hiện nay, có một vài loại thuốc viên đặt âm đạo đã được nghiên cứu và được Tổ chức Y tế thế giới xác định rằng không gây tác hại lên thai nhi nên sử dụng được trong thai kỳ. Tuy nhiên, điều cần nhớ là, đặt thuốc vào trong âm đạo khi đang mang thai có thể gây chảy máu do chạm vào các mạch máu nhỏ dễ vỡ của âm đạo và cổ tử cung. Vì vậy, chỉ khi nào cần thiết, bác sĩ mới cho toa mua thuốc đặt âm đạo phù hợp và hướng dẫn sử dụng để không gây ảnh hưởng đến thai phụ và thai nhi.
Điều quan trọng hơn trong việc sử dụng thuốc là, phụ nữ mang thai phải giữ gìn vệ sinh thật tốt, mặc đồ lót bằng chất liệu cotton, thoáng, không rửa vùng kín bằng các loại xà phòng có tính sát khuẩn cao vì có thể làm thay đổi môi trường kháng khuẩn tự nhiên trong âm đạo, cũng không nên làm sạch bằng cách thụt rửa sâu bên trong âm đạo. Trong các lần khám thai, nên đề nghị bác sĩ khám cả phụ khoa để thăm dò bệnh và điều trị (nếu có) dứt trước khi bé ra đời.
Cả người chồng cũng phải thăm khám bệnh để loại trừ việc lây nhiễm cho vợ. Mang bao cao su khi quan hệ để tránh viêm nhiễm.
Nên nhớ, việc khám phụ khoa trong khi mang thai không gây ảnh hưởng đến thai nhi, ngược lại, đó là một việc nên làm để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con, nhất là các bà mẹ mang thai lần đầu.
Câu hỏi xin gửi về địa chỉ: Báo Phụ Nữ, 311 Điện Biên Phủ, Q.3, TP.HCM (ngoài bì thư ghi rõ gửi chuyên mục tư vấn “Chăm sóc sức khỏe thai kỳ”); Hoặc email: langnghetiengbeyeu@ goldenadgroup.com.
Gọi số: 08-8272691 để nhận quà tặng là “Cẩm nang mang thai toàn tập” của Similac Mom.
Gọi số: 08-8272691 để nhận quà tặng là “Cẩm nang mang thai toàn tập” của Similac Mom.
admin
Danh mục bài viết
Bình luận