Lòng lợn - món ăn khoái khẩu của người Việt

Thứ Tư, 22/07/2015 10:31

6,140 xem

0 Bình luận

(0)

4731

Các món ăn từ phủ tạng lợn lại được coi là đắt đỏ, độc đáo, mang tính chất biểu trưng rõ rệt cho văn hóa ẩm thực của người Việt.

Lợn là loại động vật nuôi lấy thịt phổ biến nhất tại Việt Nam. . Thói quen ẩm thực được coi là kì lạ của người Việt là có thể tận dụng mọi bộ phận trên thân động vật nuôi lấy thịt để chế biến món ăn. 

Phủ tạng động vật nói chung, hay phủ tạng lợn nói riêng thường xuyên có mặt trong danh sách các món "khó ăn" trong mắt người phương Tây. Tuy nhiên, đã là người Việt, chẳng mấy ai lại không mê mẩn đĩa lòng lợn chấm mắm tôm dân dã, bát cháo lòng nóng hổi đêm trở gió, hay vị thắng cố vùng cao. Người Việt có sự sáng tạo không ngờ trong việc sử dụng phủ tạng lợn để chế biến các món ăn, mang đến một mảng màu độc đáo cho văn hóa ẩm thực nước Nam.

1. "Lòng lợn"

Dù có tên gọi hẹp, chỉ đề cập tới một bộ phận, đôi khi gọi cùng cách chế biến giản đơn nhất (lòng luộc), nhưng "lòng lợn" lại là cách gọi chung cho hầu hết các phủ tạng lợn được luộc, hấp hay nướng. Món ăn dân dã hết sức phổ biến tại Việt Nam và được nhiều lứa tuổi ưa chuộng.

Lòng lợn

"Lòng lợn" lại là cách gọi chung cho hầu hết các phủ tạng lợn được luộc, hấp hay nướng

Đĩa lòng thường bao gồm lòng non (lòng xe điếu), lòng già (chiếm tỉ lệ chủ yếu) cùng một vài phủ tạng khác như tim, gan, lá lách, dạ dày, cổ hũ, tràng... Dù là phủ tạng nhưng đây đều là những thứ đặc sản ngon miệng nên đĩa lòng lợn ở Việt Nam cũng có giá thành tương đương hoặc nhỉnh hơn thịt thông thường một chút. Chế biến lòng lợn không quá cầu kỳ nhưng cần bí quyết đặc biệt thì lòng mới trắng, giòn, ngon.

2. Cháo lòng

Cháo lòng

Cháo lòng được người Việt ưa chuộng đặc biệt, là món ăn dân dã "ngon số một" theo nhiều đánh giá. Cháo nấu theo phương thức thông thường nhưng sử dụng nước ninh xương hoặc nước luộc lòng non, nguyên liệu chính không thể thiếu các món phủ tạng lợn luộc ( "lòng lợn" như đề cập phía trên).

Thông thường, khi nấu cháo lòng người chế biến sẽ pha kèm một chút tiết để cháo có màu nâu sẫm. Cháo lòng, lòng lợn, tiết canh là bộ ba song hành gần gũi và dân dã bậc nhất với người Việt. Dân nhậu thường dùng ba món với rượu gạo, và tôn món ăn lên bậc "quốc hồn quốc túy" của ẩm thực Việt.

3. Dồi

Dồi

Dồi là món ăn được làm từ lòng các động vật lấy thịt cỡ trung bình, thường là lợn hoặc cổ các loài thủy cầm. Lòng hoặc cổ được nhồi đầy hỗn hợp tiết, các loại rau băm nhỏ, gia vị gia giảm sau mang hấp cách thủy cho chín hoặc nướng. Trên thế giới có một vài món ăn tương tự, nhưng dồi dùng những nguyên liệu độc đáo và thuần Việt hơn cả, nên được coi là món ăn đặc sản của Việt Nam.

Dồi cũng thường ăn kèm lòng lợn, cháo lòng, khi ấy dùng dồi luộc. Trong một vài trường hợp hoặc tùy nguyên liệu chế biến, dồi còn được chiên hoặc nướng để làm tăng hương vị.

4. Phá lấu

Phá lấu

Phá lấu là món ăn theo chân người Hoa du nhập tới miền Nam, và cũng phổ biến với người miền Nam hơn cả. Bao tử, lưỡi heo đem lộn trái rồi làm sạch, khử trùng, cho vào luộc chín, ngâm nước lạnh cho giòn. Phá lấu đươc cắt miếng vừa ăn rồi ướp với ngũ vị hương, hành, tỏi, tiêu ớt. Kế đó, đem phá lấu xào săn trên lửa, thêm nước dùng, các vị thuốc bắc, cuối cùng là cải chua đun nhỏ lửa tới khi cạn nước chuyển màu vàng ươm. 

Phá lấu thường ăn kèm cháo Tiều, cũng là một món ăn của người Hoa. Nồi phá lấu với người Tiều có thể dùng quanh năm suốt tháng, hết nước lại châm vào, rồi cho thêm chút muối là có thể ăn dần cả năm.

5. Tiết canh

Tiết canh

Tiết canh là món ăn tươi sống sử dụng nguyên liệu là tiết động vật tươi được pha với chút nước mắm hoặc nước muối nhạt hãm cho khỏi đông trước khi trộn với những phần thịt dải, gan, sụn cuống họng, cuống tim lợn,...băm nhỏ để làm đông tiết. Cách chế biến món ăn như vậy rất thịnh hành trong ẩm thực của người Việt từ Bắc xuống Nam nhưng chưa từng thấy trong ẩm thực của một nơi nào khác trên thế giới và có lẽ cũng vô cùng hiếm hoi trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại.

6. Lạp xưởng

Lạp xưởng ngọt

Lạp xưởng ngọt

Lạp xưởng được làm từ thịt nạc và thịt mỡ lợn xay nhuyễn trộn với rượu, đường rồi nhồi vào ruột lợn khô để chín bằng cách lên men tự nhiên. Lạp xưởng phơi là "lạp xưởng khô", còn không phơi là "lạp xưởng tươi". Lạp xưởng màu hồng hoặc nâu sậm, vị ngọt. Có thể bảo quản lâu.

Lạp xưởng Tây Bắc

Lạp xưởng Tây Bắc

Ngoài loại lạp xưởng có vị ngọt kể trên (phổ biến trong cộng đồng người miền Nam), người vùng núi cao Tây Bắc Việt Nam có món lạp xưởng gác bếp nổi tiếng, vị đậm đà, rất được ưa chuộng làm quà biếu tặng trong các dịp lễ tết.

Theo K.H (Trí Thức Trẻ) 

Danh mục bài viết Món ngon Việt Nam

Đang tải dữ liệu loading