Bổ sung bao nhiêu VitaminC/1 ngày là đủ?

Thứ Năm, 10/05/2012 11:44

9,592 xem

0 Bình luận

(0)

4562

Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây tươi như cam, chanh, quýt, sơ ri, cóc, ổi, bưởi, táo, xoài, dưa hấu, đu đủ… và có hàm lượng cao trong rau xanh, nhất là bông cải xanh, rau cải, cà chua, khoai tây.

Vitamin C dễ hao hụt theo thời gian bảo quản, ngâm rửa lâu trong nước, chế biến ở nhiệt độ cao nên chúng ta cần chọn thực phẩm tươi mới và ăn sớm, ăn lúc thức ăn còn nóng

Vitamin C là một loại vitamin tan trong nước, có vị chua khi nếm, được đưa vào cơ thể qua thức ăn hay nước uống, giúp cơ thể miễn dịch và tăng sức đề kháng, hạn chế sự phát triển của siêu vi trùng gây bệnh cảm cúm.

Giúp vết thương mau lành

Vitamin C có chức năng chủ yếu là sản xuất collagen - một chất đạm chính của cơ thể; rất quan trọng trong việc liên kết các cấu trúc cơ thể với nhau, giúp vết thương mau lành và tăng độ chắc khỏe của nướu răng. Ngoài ra, vitamin C còn giúp bền vững thành mạch máu, ngăn ngừa các mảng bầm ở da, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Đây cũng là một chất dinh dưỡng chống ôxy hóa rất mạnh nên có tác dụng hạn chế sự lão hóa, giúp đẹp da, giảm các bệnh do thoái hóa và ngăn ngừa bệnh ung thư. Trong bữa ăn, nếu có vitamin C sẽ làm tăng hấp thu chất sắt trong thức ăn, giúp phòng chống bệnh thiếu máu do thiếu chất sắt gây ra.

Khi thiếu vitamin C, cơ thể sẽ biểu hiện theo 3 giai đoạn, gồm: giai đoạn 1 là mệt mỏi, căng thẳng thần kinh, buồn ngủ, đau nhức cơ khớp; giai đoạn 2 là chảy máu nướu răng, chảy máu dưới da; giai đoạn 3 là biến dạng xương khớp, vết thương không lành, hư răng, dễ bội nhiễm.

Thiếu vitamin C: Dễ mệt mỏi

Phổ biến nhất là chứng bệnh scorbut do thiếu vitamin C gây ra với biểu hiện cụ thể ở người lớn như viêm lợi, chảy máu chân răng; tụ máu dưới màng xương, đốm xuất huyết da niêm, tăng sừng hóa ở nang lông. Nếu người bệnh không điều trị có nguy cơ tử vong do chảy máu ồ ạt hoặc thiếu máu cục bộ cơ tim; riêng trẻ còn bú sẽ bị chảy máu dưới màng xương, nhất là chi dưới, dễ chảy máu dưới da, vết thương lâu lành.

Cần 70-100mg/ngày

Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây tươi như cam, chanh, quýt, sơ ri, cóc, ổi, bưởi, táo, xoài, dưa hấu, đu đủ… và có hàm lượng cao trong rau xanh, nhất là bông cải xanh, rau cải, cà chua, khoai tây.

Vitamin C dễ bị hao hụt theo thời gian bảo quản, khi phơi dưới ánh nắng, ngâm rửa trong nước lâu, chế biến ở nhiệt độ cao. Do đó, chúng ta nên lựa chọn thực phẩm tươi mới và ăn sớm, ăn lúc thức ăn còn nóng để nhận được nhiều vitamin C hơn. Mỗi ngày, chúng ta chỉ cần 70-100mg vitamin C, tức là ăn khoảng 100-200g trái cây các loại hoặc 200 - 300g rau tươi là đã đủ cho đến thừa nhu cầu vitamin C.

Khi chế độ ăn uống hằng ngày quá thiếu vitamin C, chúng ta phải bổ sung vitamin C qua dạng thuốc bổ theo hướng dẫn của thầy thuốc. Ngoài ra, thỉnh thoảng chúng ta có thể ngậm thêm vài viên vitamin C như kẹo để tăng sức đề kháng.

Cẩn trọng khi bụng đang đói

Cần biết là từ khi đưa vitamin C vào cơ thể cho tới lúc kháng thể được tạo ra phải mất khoảng 5-7 ngày. Vì vậy, bổ sung những viên vitamin C liều cao trong giai đoạn bị cảm cúm như viên vitamin C 1g (gấp 10 lần nhu cầu hằng ngày) thì cũng phải mất một thời gian khá lâu cơ thể mới tăng sức đề kháng. Do đó, không nên để cơ thể thiếu vitamin C một ngày nào và cố gắng cung cấp bằng chế độ ăn là tốt nhất.

Các loại thuốc bổ chứa vitamin C thường được khuyên uống vào buổi sáng vì vitamin C giúp chúng ta tỉnh táo hơn nhưng cũng có thể làm mất ngủ nếu dùng liều cao và gần giờ ngủ. Ở liều thấp 100mg hoặc ít hơn thì có thể dùng vào những giờ trưa, chiều, tối. Mặt khác, vì vitamin C có tính acid nên phải cẩn trọng khi dùng lúc bụng đang đói vì có thể gây kích thích và làm viêm loét dạ dày.

Sưu tầm

Danh mục bài viết Sức khỏe gia đình

Đang tải dữ liệu loading