Mứt mãng cầu cho Tết cổ truyền

Thứ Ba, 22/01/2013 09:24

5,819 xem

0 Bình luận

(0)

4428

Mứt mãng cầu với vị chua chua, ngọt ngọt rất thích hợp để bạn và người thân nhâm nhi, thưởng thức trong dịp Tết cổ truyền.

Cứ mỗi độ xuân về, nhà nào cũng vậy bên cành hoa đào hoặc chậu mai đua sắc, cũng đều có một khay mứt (mứt dừa, mứt gừng, mứt khoai, các loại mứt dẻo như mãng cầu, tắc, me, thơm, khế…) kèm theo đĩa hạt dưa đỏ để khách khứa đến nhâm nhi bên tách trà lài, trà sen thơm ngát. Trước đây, vào dịp Tết, mỗi nhà thường tự làm mứt Tết với “bí quyết” chế biến, gia giảm riêng khiến cho hương vị mứt của mỗi nhà mỗi khác.

Nguyên liệu:

- Mãng cầu
- Đường
- Giấy bóng kính (hoặc màng bọc thức ăn).

Cách làm:

  • Mãng cầu bóc bỏ vỏ, rửa lại với nước để loại bỏ những mảnh vỏ nhỏ xíu bám vào. Sau đó tách mãng cầu thành từng múi riêng và bỏ hạt.
  • Đem cân đường và mãng cầu, cứ 1kg mãng cầu thì dùng 300gr đường (mứt mãng cầu sẽ có vị chua nhẹ, nếu muốn ăn ngọt hơn thì có thể tăng thêm lượng đường).
  • Có thể chờ cho đến khi đường tan hoàn toàn hoặc cho thẳng mãng cầu và đường vào chảo đun luôn. Đun sôi mãng cầu thì hạ lửa về mức nhỏ liu riu, thi thoảng lại đảo đều.
  • Khi nước hơi cạn thì dùng một chiếc xẻng lật thức ăn bằng gỗ vừa đảo, vừa vét đáy chảo, vừa miết để mãng cầu được nhuyễn và không bị khê bết vào chảo. Đảo đến khi mãng cầu chuyển màu vàng nâu hơi trong và thật dẻo (dính chặt vào xẻng và rất nặng tay) thì tắt bếp.
  • Dàn đều mãng cầu ra mâm, hong ra ngoài trời vài tiếng để cho mãng cầu được khô hơn. Sau đó dùng màng bọc thức ăn (hoặc giấy bóng kính) bọc từng chút mứt mãng cầu rồi thắt nút hai đầu lại cho giống hình cái kẹo.
  • Mứt mãng cầu sẽ có màu vàng nhạt, bóng, nguyên múi và không dính tay. Khi thưởng thức sẽ cảm nhận được mùi thơm đặc trưng của mãng cầu và vị ngọt rất hấp dẫn.

Chúc các bạn thành công và ngon miệng!

(Theo Eva)

Danh mục bài viết Công thức

Đang tải dữ liệu loading