Bún chứa hóa chất bán tràn lan

Thứ Sáu, 21/06/2013 08:31

1,172 xem

0 Bình luận

(0)

1828

Lâu nay để tăng độ dai cho bún, người sản xuất thường dùng hàn the và dùng chất tẩy bột trắng sunfit. Chất Tinopal - huỳnh quang cho vào để bún có độ bóng.

Người bán “không biết”

Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an tỉnh Tây Ninh vừa công bố kết quả kiểm nghiệm các mẫu bún được thu thập trong đợt kiểm tra các cơ sở sản xuất bún, hủ tiếu, bánh canh, bánh canh xắc trên địa bàn thị xã Tây Ninh trong tháng 5.

Kết quả xét nghiệm mẫu bún lấy từ 2 cơ sở cho thấy có chất huỳnh quang (Tinopal) - một loại hóa chất có khả năng gây ung thư. Ngoài ra, còn có chất chống mốc (Sodium benzoat) và hàn.

Thế nhưng ngạc nhiên thay vẫn khá nhiều không biết vô tình hay cố ý hàng ngày vẫn cứ “vô tư” với bún như thường.

Vào các khu chợ trong trung tâm thành phố, những quầy bán bún tươi vẫn nhộn nhịp đông khách. Bên cạnh đó những sạp bán bún ăn sáng vẫn nườm nượp khách.

Chị bán hàng đon đả: “Em mua mấy kg? Bún ngon lắm.” Ngơ ngác chỉ vào thau bún hỏi: “Bún này có chất huỳnh quang như tivi nói không chị?”

Liền ngay lập tức là tiếng cái liếc dài đến hàng cây số: “Vớ vẩn, ở đây chị bán uy tín mười mấy năm rồi, ăn có ai chết đâu, đừng có nghe bậy bạ. Mà công an phát hiện ở tận Tây Ninh, chớ đâu phải Sài Gòn.”

Hỏi các chị bán bún thịt nướng trước cổng trường THCS Điện Biên thì gặp cái nhìn ngơ ngác: “ Huỳnh quang là chất gì? Bún chị lấy mối ở lò ngon lắm, mua đi em. Một buổi sáng chị bán cả trăm hộp bún mà có sao đâu.”

Người mua thờ ơ

Không ít bạn trẻ khi được hỏi đều lắc đầu không biết hoặc tặc lưỡi: “Thời buổi giờ cái gì chẳng độc, đằng nào cũng chết thì thà được ăn ngon.”

Chị Vân, công nhân khu công nghiệp Tân Bình cho biết: “Công nhân lương ba cọc ba đồng, đồ ăn được lựa chọn với tiêu chí rẻ. Thế thì làm sao tránh khỏi độc hại, giờ thêm bún nữa thì cũng vậy thôi…”

Là một nhân viên văn phòng tại TP.Hồ Chí Minh, chị Lan chia sẻ: “Mình cũng nghe thông tin, nhưng thích ăn bún bò và bún thịt nướng nên…Giờ thì cũng để ý kỹ lắm, nhưng bún chan nước lèo vào rồi sao nhìn thấy được.

Với lại ở Sài Gòn đâu có thông báo bún hóa chất gì đâu. Thôi thì khuất mắt thì ăn.”



Khi thông tin bún chứa chất huỳnh quang độc hại được công bố, thì nhiều người tiêu dùng như chị Thanh ở TP. Hồ Chí Minh phần nào giải đáp được thắc mắc bấy lâu.

Chị cho biết: “Cách đây 5- 7 năm  tôi mua bún về để qua đêm là thấy thiu, có mùi chua. Vậy mà bây giờ, mua về để qua đêm vẫn thấy không sao. Đặc biệt là màu sợi bún trắng tinh, sáng bóng  chứ không đục như trước đây.

Thì ra là có chất huỳnh quang. Tôi lờ mờ đoán là có xài hóa chất nhưng không ngờ nhà sản xuất lại mất lương tâm như vậy.”
Và chị mong các cơ quan chức năng nhanh chóng có biện pháp thích hợp để bảo vệ người tiêu dùng.


 
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách Khoa Hà Nội) đã từng cho biết, Tinopal là một chất được dùng trong công nghiệp sơn, sản xuất vải, giấy… vì có màu óng ánh, đẹp. Chất này tuyệt đối không được dùng trong thực phẩm.

Đáng lo ngại, bún lại là thực phẩm được xếp vào danh sách nhóm thực phẩm thường xuyên dùng của người dân, nhất là trong mùa hè.

Còn với chất Sodium benzoat theo quy định của Bộ Y tế thì đây là chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng vào một số nhóm thực phẩm như sản xuất mì và các sản phẩm tương tự để chống vi sinh vật, chống thiu và chua.

Theo thebox

Danh mục bài viết Tin Ẩm thực

Đang tải dữ liệu loading