Ốc núi Bà

Thứ Hai, 03/08/2009 05:00

1,162 xem

0 Bình luận

(0)

1000

Tiền xu dễ rơi nhưng khó tìm và ngày qua tháng lại, sau bao nhiêu dâu bể của cuộc đời, biến thành ốc núi, sinh sôi nảy nở. Điều lạ là Tây Ninh có nhiều đồi núi, nhưng chỉ riêng núi Bà là có loài ốc tròn vành vạnh ấy.

Ốc núi có thể hấp gừng, luộc sả, chấm muối tiêu chanh. Thịt ốc dai, giòn, độ đạm cao. Ăn ốc núi nên nhai chậm và kỹ mới thấm được vị mát lành. Ốc núi không rẻ, càng không thể vì ngon, lạ mà háo hức "ăn lấy no" như nhiều món khác. Nhấm nháp từng cọng sả, từng chú ốc bên ly rượu nếp chính hiệu Trảng Bàng để nghe kể chuyện "săn ốc", mới hiểu hết những nhọc nhằn, kỳ thú để có được món đặc sản này.

Để có được đĩa ốc bốc khói thơm nức mũi, người bắt ốc phải tốn rất nhiều công sức. Họ phải leo núi thật sớm với dụng cụ là chiếc giỏ nan, cây sào khoảng 1m và đèn pin. Cứ thấy đám lá mục là soi đèn, lấy sào khều và... lượm ốc.

Mùa sinh sản hoặc tiết trời mát mẻ, ốc núi mới đi tìm bạn tình và dạo chơi.  Thường thì chúng núp thật sâu dưới những hốc đá và lá mục, rất khó tìm. Không ít người vì cuộc sống đã bất chấp nguy hiểm, phải bới móc những tầng lá ấy lên và dễ gặp...  một chú rắn hổ mang đang "định cư” ở đấy! Không thể mang ốc núi về nuôi thương phẩm vì chúng chỉ hợp với môi trường sống tự nhiên của núi rừng. Nghe đâu Tây Ninh đã có một cơ sở nuôi ốc thương phẩm, nhưng chỉ thành công với ốc lác, ốc chuối, ốc bươu, còn với ốc núi Bà thì... đang phải tiếp tục mày mò, thử nghiệm.

Có người nói vui, về Tây Ninh mà chưa ăn ốc núi Bà thì coi như  chưa "rành" Tây Ninh. Mỗi năm một con ốc mẹ chỉ sinh được vài chục ốc con, ấy là chưa kể vì điều kiện khắc nghiệt của môi trường, vì bị các loài khác săn mồi, nên cho đến lúc trưởng thành và đi vào... thực đơn thì số ốc núi Bà tồn tại ngoài thiên nhiên còn rất ít. 

Thùy Trang

Danh mục bài viết

Đang tải dữ liệu loading