Hủ tiếu gõ đêm khuya

Thứ Tư, 25/11/2009 03:14

2,525 xem

0 Bình luận

(0)

3939

"Lóc cóc, lóc cóc”, cái âm thanh quen thuộc đó vang từ phía cuối con hẻm, quen thuộc đến mức đã trở thành thương hiệu nổi tiếng của một thứ chỉ có ở Sài thành: hủ tiếu gõ. "Lóc cóc, lóc cóc”, cái âm thanh quen thuộc đó vang từ phía cuối con hẻm, quen thuộc đến mức đã trở thành thương hiệu nổi tiếng của một thứ chỉ có ở Sài thành: hủ tiếu gõ.

1h25 phút sáng, Sài Gòn thu mình lại trong màn sương ẩm ướt. Đêm khuya Sài Gòn không ồn ào và bụi bặm, không gấp gáp, bon chen.

Tôi đi làm về, công việc phục vụ, cho một quán bar ở khu phố “Tây balo”. Công việc không nặng nhọc, nhưng cũng chẳng nhẹ nhàng, nó phù hợp với cánh sinh viên thiếu tiền. Làm buổi tối, lương dăm chục ngàn một giờ, lại được nâng cao khả năng Anh ngữ, cũng tạm đủ cho cuộc sống sinh viên.

Thành phố đang say trong giấc ngủ, nhưng một phần của thành phố vẫn đang thức. Những cô gái làm tiền đang bắt đầu công việc của họ, mua vui cho những thượng đế. Những chiếc ba gác chở hàng đã bắt đầu cho phiên chợ sáng. Một vài chú xe ôm ngồi ngủ gật đợi cuốc xe khuya, báo mới đã bắt đầu đưa đến các sạp… Đêm Sài Gòn nhẹ nhàng nhưng không bao giờ ngủ.

Tôi vừa về đến đầu hẻm thì trời bắt đầu mưa. Cơn mưa mỏng và nhẹ nhưng cũng đủ làm cho da thịt cảm nhận được cái lạnh lẽo của màn đêm. “ Lóc cóc, lóc cóc” cái thứ âm thanh quen thuộc đó vang từ phía cuối con hẻm, nó quen thuộc đến mức đã trở thành thương hiệu nổi tiếng của một thứ chỉ có ở thành phố này, hủ tiếu gõ.

“Cho con một tô“. Cô bán hủ tiếu người Quảng Ngãi nói giọng đặc quánh “Ngầu đi cơn”. Đêm nào làm về, tôi cũng ăn hủ tiếu ở đây, ngon, bình dân. Thằng nhỏ phụ bán cứ loăng xoăng chạy dọn hết bàn này đến bàn khác, rồi cầm hai miếng sắt đi khắp các con hẻm “lóc cóc” rao, bất kể trời mưa hay khô ráo.

Tô hủ tiếu chẳng có gì, một vài miếng thịt mỏng dánh, ít lá hẹ, giá đỗ, nước lèo, có vậy thôi mà nó ngon lạ lùng. Không biết có phải tôi đói lắm không, hay tại tôi húp vội chén nước lèo nóng cho đỡ lạnh mà không nhận ra rằng có một cô bé đang nhìn tôi cười. Cô bé con cô bán hủ tiếu, 18 tuổi, mới vào Sài Gòn học năm nhất. Đêm đêm phụ mẹ bán hủ tiếu, nhờ nói chuyện với bé mà tôi biết được anh của bé vừa mới tốt nghiệp, cũng nhờ xe hủ tiếu làm kế mưu sinh này.

Hủ tiếu gõ đêm khuya, Ẩm thực,

Nhưng những xe hủ tiếu dạo vẫn đi qua mọi con phố, với tiếng "lóc cóc" quen thuộc làm nên nét đặc trưngcủa ẩm thựcSài thành

Chào cô bán hủ tiếu ra về, cô mỉm cười không quên lời cảm ơn. Giọng nói miền Trung ấy đôi khi làm tôi giật mình. Giữa Sài Gòn rộng lớn này tôi đang tìm gì? Ngoài quê, nơi miền đất khô cằn đầy nắng và gió ấy, người ta vẫn cày ruộng với con trâu đi trước cái cày theo sau. Giữa Sài Gòn tôi vẫn đang cày, cày bằng bút, trên giảng đường. Với ước mơ thoát khoải cảnh nghèo, xa hẳn với đồng ruộng khô cằn nứt nẻ, với tứ mùa kẽo kẹt xì phèn.

Sài Gòn là mảnh đất hứa, nhưng cũng đầy cạm bẫy, nơi người ta đến để tìm cơ hội, mưu sinh, học hành, chữa bệnh, du lịch… Nơi đây cuộc sống cứ quay cuồng, người ta hiện ra, rồi mất hút theo dòng người đông nghịt. Nơi ta đến với những cuộc vui với bia, với rượu vang lung linh, rồi trong phút chốc ta chỉ còn một mình, cô đơn.

Hủ tiếu gõ đêm khuya, Ẩm thực,

Tôi bước về, lòng nhẹ tênh. Hai cô gái điếm về sớm cũng vừa ăn xong hủ tiếu trêu đùa gọi nhau í ới. Tô hủ tiếu nhỏ không đủ làm tôi no nhưng nó giúp tôi chợt nhận ra giữa cuộc đời vội vã này, một giọng nói thân quen, một ánh mắt ấp áp nào cũng đủ để làm một điểm tựa, dù mơ hồ, để rồi tôi tiếp tục bước đi.

Rồi sáng mai, tôi sẽ lại lao theo dòng người hối hả để tìm cho mình một lối rẽ...

Danh mục bài viết Ẩm thực ba miền

Đang tải dữ liệu loading