Về Phú Thọ nhớ ăn bánh Tai

Thứ Tư, 01/07/2015 09:59

2,110 xem

0 Bình luận

(0)

2281

Mấy năm nay, món bánh Tai thì xã Phú Thọ đã "lên ngôi". Tại các lễ cưới, tiệc tùng dùng thay cho cơm tẻ, vừa tiện dùng, vừa lịch sự và hấp dẫn. Bánh Tai đã trở thành quà quý lạ về tận Hà Thành và một vài tỉnh bản. Thứ quà trong ngày những phải giữ gìn công phu.

Bánh Tai Phú Thọ hôm nay có từ thời xa xưa của làng Phú Thọ gọi là bánh Hòn. Bánh Tai có hình thù giống cái tai, là thứ bánh gạo tẻ, nhân thịt lợn, dễ làm bởi quy trình không mấy phức tạp, dụng cụ không cầu kỳ nhưng không phải ai cũng làm nổi cái bánh Tai.

Bánh Tai Phú Thọ

Bánh Tai Phú Thọ

Xưa cũng như nay, khâu chọn gạo làm bánh vẫn là khâu quyết định chất lượng bánh, gạo phải ngon và có độ dẻo. Gạo làm bánh đãi sạch, ngâm nước lã từ hai giờ đến nửa ngày. Sau đó đem giã cối đá và làm thành quả bột. Khâu này đòi hỏi bàn tay khoẻ, nắm cho bột kết dính thật chắc. Sau đó quả bột lại được cho vào cối đá giã thật nhuyễn và đánh cho thật tơi. Lấy tay nhào bột cho tới khi vừa độ dẻo rồi bắt đầu nặn bánh bằng tay (không có khuôn). Những người làm hàng thạo thường nặn 10 cái đều nhau như đúc khuôn. Bánh nặn dài như cái tai, có nhân thịt lợn ở giữa. Bánh nặn xong, xếp vào chõ xôi hấp cách thuỷ. Chỉ 30 phút đến một tiếng sau bạn đã có một mẻ bánh Tai như ý. Nhưng lưu ý, điều tối kỵ trong làm bánh Tai là không được để bột vón cục (còn gọi là mắt cá).

Bánh Tai ngon nhất là ăn tại chỗ, kiểu dân dã. Cái bánh Tai vừa đưa ra còn thoảng hơi nóng, lót tay bằng mảnh lá chuối hoặc cầm tay không từ từ ăn ngay mới thấm hết mùi vị của bánh, đó là sự hoà quyện giữa: dẻo, giòn, bùi, ngọt, béo ngậy và thơm.

Theo phutho.gov.vn

Danh mục bài viết Món ngon Phú Thọ

Đang tải dữ liệu loading