Những quy tắc ăn uống “bất thành văn” của các quốc gia trên thế giới mà ai cũng cần biết khi đi du lịch.

Thứ Năm, 19/07/2018 12:00

8,838 xem

0 Bình luận

(0)

3954

Đối với mỗi du khách, việc đi du lịch không chỉ là cần chuẩn bị đầy đủ hành lý, tham khảo các địa điểm nổi danh, các món ăn đặc sắc mà bạn còn cần phải tìm hiểu về phong tục, tập quán và những quy tắc "bất thành văn" của đất nước bạn. Bài viết dưới đây, amthuc365.vn sẽ giới thiệu những quy tắc vàng trong ăn uống của quốc gia khác nhau trên thế giới mà bạn sẽ phải chú ý khi đi du lịch.

Nhật Bản

Quy tac an uong cua nguoi Nhat

Với nền văn hóa của xứ sở “hoa anh đào”, khi bạn muốn gắp thức ăn mời một ai đó thì tuyệt đối không nên dùng đũa để di chuyển, bởi theo truyền thống người Nhật, đũa dùng để chuyền xương cho người chết, vậy nên nếu bạn thực hiện hành động đó trước một người Nhật thì e rằng họ sẽ đánh giá bạn không cao.

Bên cạnh đó, nếu trong bữa ăn bạn đặt dọc đũa trên đồ ăn cũng là một điều cấm kỵ tại Nhật vì đũa đặt dọc trên đồ ăn chỉ dùng với người đã mất. Nếu đang trong nhà hàng, điều này được coi là thất lễ với ông chủ.

Trung Quốc

Tại bàn ăn người Trung bạn tuyệt đối đừng bao giờ dùng đũa chỉ vào mặt người khác, điều này thể hiện sự bất kính và thiếu tôn trọng người trong mâm cơm.

Bên cạnh đó, cá là một trong những món ăn mang tới sự may mắn theo quan niệm của người Trung Quốc. Tuy nhiên, khi ăn cá, người dân không có thói quen lật ngược cá, bởi điều này gợi lên hình ảnh thuyền của người ngư dân bị lật giữa biển. Bạn cũng nên chú ý điều này khi thưởng thức món cá ở Trung Quốc nhé.

Hàn Quốc

Quy tac an uong cua nguoi Han Quoc

Văn hóa ăn uống của đất nước “kim chi” chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy trên những bộ phim hay các chương trình truyền hình thực tế. Trong bàn ăn của người Hàn, những người lớn tuổi nhất trong nhà thường ngồi đầu tiên, sau đó đến những người ít tuổi nhất. Và khi ăn chúng ta phải đợi người đàn ông lớn tuổi nhất bắt đầu gắp thức ăn thì mới được ăn. Nếu được ai đó lớn tuổi mời nước thì hãy đón nhận nó bằng hai bàn tay nhé.

Thái Lan

Đối với xứ sở “chùa vàng”, trong những bữa cơm thì nĩa không phải là dụng cụ mà chúng ta dùng để ăn trực tiếp mà chỉ được dùng để giúp ta đẩy phần thức ăn vào thìa. Trường hợp đặc biệt là những bữa ăn không có cơm hay xôi mà chỉ có thức ăn mặn thì chúng ta vẫn có thể dùng nĩa. Ngoài ra, người Thái Lan cũng không hề dùng đũa trong bữa cơm như người Việt Nam.

Anh

Đối với ở Anh, khi thưởng thức món súp, bạn cũng cần có nghệ thuật, khi ăn nên ăn từ mép thìa. Bạn có thể nghiêng cả thìa và bát để tỏ phép lịch sự với chủ nhà.

Pháp

Quy tac an uong cua Phap

Người Pháp coi việc chia nhau trả tiền trong một bữa ăn là điều thiếu tế nhị. Thay vào đó, bạn sẽ là người trả toàn bộ hoặc một người khác trong bàn ăn.

Italia

Ở Italia nhiều quán café tới mức người dân cũng biết cách pha một ly espresso hoàn hảo. Tuy nhiên, người Italia chỉ uống café vào bữa sáng và không uống khi ăn trưa hay ăn tối bởi sữa trong cappuccino sẽ làm cản trở quá trình tiêu hóa. Bởi vậy, sau khi dùng bữa xong, thực khách không nên uống cappuccino. Thay vào đó, bạn có thể thưởng thức một ly espresso.

Các nước Ả rập

Quy tac an uong cua nguoi A Rap

Hầu hết người Ả rập thường ăn bằng tay, nhưng không phải tay nào cũng được dùng để bốc thức ăn. Nước này quy định, khi bốc ăn chỉ dùng tay phải, không được dùng tay trái, bởi đây là bàn tay không sạch sẽ.

Chile

Trái ngược với các nước Ả Rập hay các nước thuộc khu vực Trung Đông, người Chile tuyệt đối không bao giờ ăn uống bằng tay.

Như vậy, cho dù ăn khoai tây chiên, bạn cũng không nên dùng tay trần để bốc.

Ai Cập

Quy tac an uong o Ai Cap

Hãy thận trọng khi dùng thêm gia vị ở Ai Cập. Nếu bạn cho thêm muối vào đồ ăn của mình có thể khiến người đầu bếp phật ý.

 

Nguồn: Sưu tầm và tổng hợp

Danh mục bài viết Tin Ẩm thực

Đang tải dữ liệu loading