Rất nhiều người mắc phải các sai lầm này khi uống trà, bạn có không?

Thứ Ba, 09/10/2018 12:00

1,780 xem

17 Bình luận

(0)

1534

Thói quen uống trà đang dần trở nên phổ biến đối với người Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người lại không hề biết rằng cách uống trà của mình rất phản khoa học, thậm chí là gây nên những hiểm họa khôn lường cho sức khỏe. Hãy đọc bài viết dưới đây của amthuc365 để biết cách uống trà thật chuẩn nhé.

1. Uống trà khi đói – cực kì tai hại đối với sắc đẹp

Nhiều người thích uống trà vì công dụng giảm cân và dưỡng da tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu uống trà khi bụng rỗng, lượng axit trong cơ thể bạn sẽ bị tăng với tốc độ chóng mặt. Từ đó dẫn đến gia tăng các gốc tự do, gây lão hóa nhanh chóng. 

Uong tra khi doi sai lam khi uong tra

Uống trà khi đói chính là một cách khiến vẻ ngoài của bạn bị "già đi" với tốc độ nhanh chóng

Uống trà khi đói cũng khiến bạn cồn ruột, bởi các hoạt chất của trà có thể kích thích khiến dịch vị tiết ra nhiều hơn khiến bạn bị “say trà”. Từ đó, bạn sẽ bị chóng mặt, bủn rủn tay chân và đói cồn cào do dạ dày liên tục co bóp.

Uong tra khi doi sai lam khi uong tra

Nên uống trà khi đã ăn thay vì uống trà vào lúc bụng đang "sôi sùng sục"

Bạn nên uống trà khi bụng đã no, hoặc uống nước lọc 30 phút khi ngủ dậy rồi uống trà để đảm bảo sức khỏe.

2. Pha trà với nước quá nóng – dạ dày của bạn sẽ gặp nguy hiểm

Mỗi loại trà đều có nhiệt độ nước lý tưởng để phát huy các công dụng của nó một cách tốt nhất. Tuy nhiên, nhiều người hay mặc định rằng “chỉ cần pha trà với nước sôi” là được. Đó là quan niệm cực kì sai lầm và tai hại.

Pha tra voi nuoc soi sai lam khi uong tra

Mỗi loại trà đều có nhiệt độ phù hợp, không nên lúc nào cũng pha trà với nước sôi nóng

Trà pha ở nhiệt độ quá cao sẽ bị đậm, làm ảnh hưởng tới hương vị trà, rối loạn nồng độ axit cao trong dạ dày và gây hại cho đường tiêu hóa. Để đảm bảo sức khỏe, bạn nên đun sôi ấm nước, sau đó đặt ra ngoài bếp rồi bỏ trà vào trong ấm nhé.

3. Lạm dụng trà quá mức 

Đa số mọi người coi trà như cà phê và uống liên tục mỗi khi buồn ngủ, tuy nhiên điều này không hoàn toàn chính xác. Trong trà không chỉ có caffeine mà còn có polyphenol. Caffeine là chất kích thích mạnh, nếu như hấp thụ nó quá nhiều có thể gây ra mất ngủ và khiến tim đập nhanh. Còn Polyphenols có thể kích thích dạ dày sản xuất acid, dẫn đến rỗi loạn tiêu hóa.

Lam dung tra qua muc sai lam khi uong tra

Uống nhiều trà còn có thể dẫn đến khó tiêu do cơ thể không dung nạp thêm caffein

Bên cạnh đó, tiêu thụ quá nhiều hàm lượng caffeine trong trà có thể dẫn đến bồn chồn, lo lắng, tăng nhịp tim. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, mỗi người chỉ nên uống tối đa 6 tách trà nhỏ mỗi ngày mà thôi.

4. Uống trà khi mang thai, trong thời kỳ mãn kinh – cực kỳ nguy hại đến cơ thể

Nồng độ caffeine trong trà lên đến 10%, từ đó làm tăng số lần đi tiểu, tăng tốc độ nhịp tim và gây ra gánh nặng cho tim và thận của phụ nữ mang thai. Thậm chí trà có thể dẫn đến nhiễm độc thai nghén của thai kỳ. Vì thế, phụ nữ không nên uống trà khi mang thai.

Uong tra khi mang thai sai lam khi uong tra

Phụ nữ mang thai uống trà có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả bản thân và thai nhi

Bên cạnh đó, phụ nữ đang ở thời kỳ mãn kinh thường rất ốm yếu và mệt mỏi. Họ thường bị một số triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, tim đập nhanh, nóng nảy, chất lượng giấc ngủ kém… Uống trà trong thời gian này sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng và gây nguy hại trên cơ thể của họ.

Uong tra khi tien man kinh sai lam khi uong tra

Phụ nữ tiền mãn kinh cũng là một đối tượng không nên uống trà

5. Pha trà với các loại nguyên liệu khác

Một số người thích cho thêm sữa hoặc các loại thảo mộc vào trà. Tuy nhiên, đó là cách uống trà phản khoa học. Điều này vô tình khiến hàm lượng caffeine trong trà ngăn cản cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong thảo mộc.

Pha tra voi nguyen lieu khac sai lam khi uong tra

Uống trà với thảo mộc là cách uống phản khoa học mà không phải ai cũng biết

Bên cạnh đó, trà có thể phản ứng với các thành phần được thêm vào, làm giảm giá trị dinh dưỡng và gây hại thận, hệ thống bài tiết,...

6. Uống trà liền sau bữa ăn – sai lầm phổ biến của nhiều người

Thói quen uống trà tráng miệng sau khi ăn cũng được bắt gặp ở rất nhiều người. Thực tế, trà có rất nhiều chất axit tannic, gây phản ứng với sắt trong thực phẩm vừa ăn và sản xuất ra các chất mới khó hòa tan.

Uong tra sau khi an sai lam khi uong tra

Tụ tập uống trà sau khi ăn hoặc sau khi dùng bữa với gia đình là thói quen tai hại của nhiều người

Liên tục uống trà sau bữa ăn sẽ khiến cơ thể bị thiếu sắt, dẫn đến bệnh thiếu máu. Vì thế, bạn nên uống trà ít nhất một tiếng sau khi ăn nhé.

7. Uống trà để qua đêm – bạn đang hấp thụ nhiều chất có hại vào cơ thể

Bạn có bao giờ pha quá nhiều trà, uống không hết nên lại để tủ lạnh đến ngày hôm sau rồi uống nôt? Thói quen đó phải chấm dứt ngay, bởi đồ ăn thức uống để qua đêm se có khả năng bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh cực kì nguy hiểm.

Uong tra de qua dem sai lam khi uong tra

Trà chỉ nên được dùng ngay sau khi pha để đảm bảo sức khỏe tốt nhất

Bạn cũng không nên ngâm trà qua đêm, bởi càng ngâm trong nước lâu, những tồn dư chất trừ sâu hoặc tạp chất, kim loại nặng trong quá trình sản xuất trà càng có đủ thời gian để tan vào nước, gây nguy hiểm cho sức khỏe một cách nghiêm trọng. Ngoài ra, ngâm trà trong một thời gian hợp lí cũng đảm bảo hương vị thơm ngon cho trà đấy.

Bạn có đang mắc phải những sai lầm này khi uống trà? Nếu có, hãy cố gắng thay đổi thói quen ngay nếu không muốn gặp phải những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Cùng chia sẻ với bạn bè, người thân để tất cả mọi người đều biết cách uống trà hợp lý, đảm bảo sức khỏe nhé.

>>>>Xem thêm: Điểm danh 10 loại trà thảo mộc có công dụng thần kỳ cho sức khỏe và tinh thần

Nguồn: sưu tầm và tổng hợp

Danh mục bài viết Món ăn & sức khỏe

Đang tải dữ liệu loading