Sắc màu bánh ngọt xứ “chùa Vàng”

Thứ Bảy, 29/01/2011 03:13

5,172 xem

0 Bình luận

(0)

3008

Giống như các loại bánh khác được dùng làm món tráng miệng, bánh ngọt Thái còn được dùng sau bữa ăn, dùng làm món ăn lót dạ giữa buổi của các buổi họp, hội nghị…

Tôi chắc chắn một điều rằng nếu bạn có tâm hồn ăn uống, bạn sẽ thật sự ấn tượng với bánh ngọt của Thái Lan. Từ những nguyên liệu tự nhiên như nước dừa, đường, bột gạo… những người mẹ, người chị đảm đang của đất nước Thái Lan đã sáng tạo ra biết bao loại bánh bình dị mà không kém phần hấp dẫn. Đó như là sự tinh túy và chắt lọc từ thế hệ này sang thế hệ khác và góp phần làm nên văn hóa ẩm thực của đất nước chùa Vàng mến khách này.

alt
Bánh Phen Kết

Giống như các loại bánh khác được dùng làm món tráng miệng, bánh ngọt Thái còn được dùng sau bữa ăn, dùng làm món ăn lót dạ giữa buổi của các buổi họp, hội nghị…Sự hiện diện của những chiếc bánh này như là một niềm tự hào “ngầm” về văn hóa ẩm thực của dân tộc Thái đối với bạn bè quốc tế. Đó cũng là món ăn trong những lúc rảnh rỗi cà phê bạn bè cùng nhau. Ai đã từng một lần thưởng thức vị ngọt của bánh Thái hẳn sẽ không thể quên được cảm giác đặc biệt của vị ngọt thanh tan nơi đầu lưỡi cùng mùi thơm đậm đà. Có bao nhiêu loại bánh ngọt là có bấy nhiêu “cấp bậc” của vị ngọt, có vị ngọt dịu nhẹ lan tỏa và cũng có vị ngọt đậm đà rất “Thái”.
 
alt
Bánh Bương

alt
Bánh Lúc Chúp

Bánh ngọt Thái không chỉ cần vị ngon ngọt mà còn cần cả màu sắc bắt mắt, mùi vị thơm, tên gọi có ý nghĩa hay và cách sắp xếp đẹp mắt. Điều đó cũng là tiêu chuẩn trong trong việc chọn bánh cho lễ cưới của người Thái. Trong ngày lễ trọng đại này, bánh ngọt Thái được chọn phải là loại bánh có ý nghĩa may mắn về chuyện tiền bạc, hạnh phúc gia đình. Trong lịch sử ẩm thực dân tộc này, có sự ảnh hưởng của hai nền văn hóa lớn là Trung Quốc và Ấn Độ, sau này còn có thêm nhiều nền văn hóa khác nữa. Sự “hòa lẫn” đó đôi lúc khiến người Thái Thái hiện đại cũng không biết loại bánh nào là bánh Thái truyền thống “nguyên chất” của dân tộc mình và loại bánh nào là loại bánh có sự “học hỏi” từ nền ẩm thực khác.

alt
Phỏi Thong Cọp

alt
Bánh Gún

alt
Bánh A lua

Bánh ngọt Thái được coi là một trong những biểu tượng của văn hóa dân tộc, điều này thể hiện từ khâu lựa chọn nguyên liệu, cách làm và cả cách thưởng thức. Mỗi loại bánh là một “công trình” của sự tỉ mẩn, khéo léo và tinh tế của người làm. Thật khó để có thể nói được có bao nhiêu loại bánh ngọt Thái và cũng khó có thể thống kê được các nguyên liệu trong việc chế biến bánh Thái. Thưởng thức bánh Thái, ta có thể bắt gặp những cái “quen mà lạ” từ các phương pháp chế biến bánh ngọt như hấp, rán, nướng, luộc, ngào, tẩm, bỏ lò của người Thái. Quen vì đó là những phương thức quen thuộc trong cách làm bánh và lạ vì cũng cùng cách đó nhưng nguyên liệu và cách pha trộn để tạo nên mùi vị thì thật khác. Nhắc đến nguyên liệu làm bánh mà không nói đến cách tạo vị ngọt của bánh Thái thì thật là thiếu sót. Vùng đất được suy tôn là “đất vua” của bánh Ngọt Thái có lẽ là Phết Bụ Ri. Nơi có loại cây Thốt Nốt (người Thái gọi là cây “tan”) dùng để làm đường tạo bánh. Đường từ cây Thốt Nốt có vị ngọt và thơm, được dùng rộng rãi trong ẩm thực cũng như trong cách chế biến các loại món bánh của người dân nơi đây.

Bánh ngọt Thái có mặt trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong các dịp quan trọng khác của người dân Thái. Có thể bắt gặp sự hiện diện của những chiếc bánh Thái trong lễ cúng làm phúc, dâng sư hay trong những đám cưới. Chiếc bánh ngọt Thái được bày trang trọng như chứng kiến hạnh phúc đôi lứa bền lâu…

alt
Bánh Khốc

alt

alt
Các loại bánh sắp xếp cùng nhau

Danh mục bài viết Du lịch ẩm thực

Đang tải dữ liệu loading