Nhớ Món Đồng Quê Dân Tộc
Có một lần anh nói giọng thiết tha: “Bây giờ là mùa thu tằm làm xong kén, ươm tơ có nhộng bùi ngon quá. Lúa nếp sớm, làng Vòng giã thành cốm thơm, canh cua đồng tháng này nhiều gạch béo, những thứ đó cũng đã làm thức dậy hồn quê dân tộc nhất là đối với khách "Giang hồ lữ thứ” cánh cán bộ tập kết chúng tôi.
Anh ngồi thừ ra một lúc như mơ màng không nói gì nữa, nét mặt có vẻ buồn buồn nhớ nhung, tôi cứ tưởng anh đang nghĩ về những người thân còn lại trong vùng bị chia cắt nhưng không phải, anh nói tiếp: "Mùa này ở Phú Yên có mắm mòi ngon hết chỗ nói. Hồi còn ở nhà ngày nhỏ mình ăn mắm mòi cầm xé cả con. Cá mòi dầu bé ngậy, nổi tiếng trở thành sính lễ:
Tiếng đồn con gái Phú Yên
Đồng Nai đi cưới một thiên cá mòi
Chẳng tin giở hộp ra coi
Rau răm ở dưới, cá mòi ở trên.
Ngày Tết, quê mình có món bì ăn không biết chán, Hà Nội các cậu làm gì có món này. Bì làm bằng thịt ba rọi cắt miếng dày, luộc sơ qua rồi bỏ ít thính bắp, buộc vào bó rơm treo nơi đầu nhà, bì chua, ăn dần trong ba ngày tết, ngon lắm.
Lại còn nói “chà rinh" trông nó như con tôm nhưng mình dẹt xào với sắn nước Ngâm Sơn, với mướt (tức rong biển) ăn sần sật vừa giòn vừa ngọt. Hà Nội cũng làm gì có, phải không?
Vùng La Hai, Đồng Nghệ Phú Yên trồng gai lấy sợi đan chài lưới. Bánh ít lá gai vùng này ngon có tiếng. Bánh gai Ninh Giang ngoài này chắc gì hơn. Bởi thế mới có câu ví rằng: "Tiếng đồn bánh ít lá gai, Học hành có dốt cũng con trai Hà Bằng!" Ngừng một lúc, hình như anh bạn tôi nhớ tới một điếu gì đó. Tôi sốt ruột: còn thứ đặc sản gì nữa ở quê, anh nói hết cho nghe đi, biết đâu sau này tôi vào công tác ở Phú Yên có dịp được nếm náp thì sao? Nào nói đi chứ?
Danh mục bài viết Miền Trung
Bình luận