Huyền thoại Trà

Thứ Hai, 13/06/2011 08:39

3,189 xem

0 Bình luận

(0)

3992

Cây trà được đem đến thế gian như một duyên kỳ ngộ và đã nhanh chóng trở thành một loại "ẩm liệu" đầy tinh tế.

Một huyền thoại kể lại rằng Đức Đạt Ma Sư Tổ của Thiền phái Thiếu Lam Tự Trung Hoa, do một lần ngủ quên trong  lúc tọa thiền nên ngài vô cùng tức giận tự cắt mí mắt của mình quẳng xuống đất, về sau nơi ấy mọc lên một thứ cây kỳ lạ, hái lá nấu nước uống khiến tâm hồn thanh tịnh, tỉnh táo. Loại nước uống đó được gọi là “trà”. Từ đó trà trở lên thức uống thông dụng của thiền môn. Trong dân gian lại lưu truyền một truyền thuyết khác kể lại rằng nhân một lần đi tuần thú phương Nam, vua Thần Nông vô tình uống được một thứ lá cây rơi vào nồi nước đang nấu sôi, làm cho tinh thần phấn chấn sảng khoái, Người gọi đó là “trà”.

Tuy nhiên đó chỉ là truyền thuyết, chưa chứng minh được nguồn gốc thực sự của cây trà. Theo tài liệu khảo cứu của Ủy ban Khoa Học Xẫ hội thì người ta đã tìm thấy dấu tích của lá trà hóa thạch ỏ đất tổ Hùng Vương, Phú Thọ. Xa hơn nữa, họ nghi ngờ cây trà có từ thời kỳ đồ đá Sơn Vi (văn hóa Hòa Bình). Cho đến nay, ở vùng Suối Giang (Văn Chấn – Ngĩa Lộ - Yên Bái),  trên độ cao 1000m so với mặt biển, có một vùng trà hoang khoảng 40.000 cây trà dại, trong đó có một cây trà cổ thụ lớn nhất, ba người ôm không xuể. Ở Hà Giang, trên những vùng núi cao vẫn còn những cây trà cổ thụ mà người ta gọi là “thủy tổ” của loài trà. Như vậy, có thể nói Việt Nam chính là một trong những cái nôi cổ nhất của cây trà thế giới.

Trong văn hóa ẩm thực Việt Nam vẫn còn lưu truyền những cách tẩm ướp trà rất độc đáo và cổ xưa. Ngay từ thế kỷ 18, Phạm Đình Hồ đã viết về uống trà từ trước đó hang nghìn năm. Nguyễn Tuân có tùy bút về trà, Thạch Lam viết về trà xanh, Cao Bá Quát chê người uống trà hương. Còn dân gian thì luôn truyền tụng câu ca dao:

Làm trai biết đánh tổ tôm
Uống trà mạn hảo xem nôm Thúy Kiều

Chàng trai xưa còn tự hào:

Anh đây hay tửu hay tăm
Hay nước chè đặc hay nằm ngủ trưa

Ở Việt Nam trà không chỉ là cái thú của người lịch lãm mà còn là thứ đồ uống của người bình dân. Người nông thôn ở Việt Nam thường trồng mấy gốc trà ngoài vườn rồi thi thoảng ra vườn tuốt mấy nắm lá, hãm một nồi toi, ăn khoai luộc, hút thuốc lào…Sang hơn là có trà mật vịt (trà xanh pha đặc như mật con vịt). Trà hạt là nụ trà phơi khô, ủ vào có hoa cúc chi hoặc mấy lát gừng cho ấm giọng. Xoàng là trà bồm, lá già, tận dụng khi đốn đau cây trà để chờ  lứa trà búp mới mùa xuân. Người Nghệ An, Hà Tĩnh có tục mời nhau uống trà tươi, trà xanh vi họ coi trọng tình làng nghĩa xóm. Mùa hè nóng bức, đi làm đồng về, thứ quý nhất là bát trà xanh đặc pha chút đường. Trà mạn xưa cũng là trà lá già, sau ướp sen thành trà mạn sen là thứ quý.

Do Trung Quốc là quốc gia sản xuất trà từ rất sớm và có công mang thức uống này ra thế giới nên đã khiến nhiều người cho rằng Trung Quốc là quê hương của cây trà. Nhưng các tư liệu cổ và những kết quả nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học trong và ngoài nước đã chỉ ra rằng trà không xuất xứ từ Trung Hoa bởi vì không thấy cây trà thiên nhiên hay cây trà hoang ở  châu thổ sông Hoàng Hà. Quê hương của cây trà là ở Phương Nam. Mãi đến thời kỳ nhà Tùy,  cây trà mới từ  hai vùng Phương Nam là Nam Chiểu và Nam Việt nhập vào Trung Quốc. Tuy nhiên Trung Quốc cũng được coi là một cái nôi của cây trà vì cách đây hơn 4000 năm, người Trung Quôc đã biết hái lá trà rừng, đem nấu lên thành nước uống để trị bệnh từ đó trà không chỉ là “dược liệu” mà còn là “ẩm liệu”.

amthuc365.vn

Danh mục bài viết Văn hóa Trà

Đang tải dữ liệu loading