Các loại Nấm ngon ở Việt Nam

Thứ Năm, 29/12/2011 08:38

10,239 xem

0 Bình luận

(0)

1508

Có rất nhiều loại nấm, mỗi loại có một hương vị riêng và có thể chế biến thành nhiều món ngon khác nhau như: nấm Linh Chi, nấm rơm, nấm kim châm, nấm Tiên, nấm hương…

Nấm từ lâu được biết đến là một món ăn bổ dưỡng trong ẩm thực phương Đông. Nấm vừa dễ ăn, dễ tiêu hóa và còn có tác dụng rất tốt cho cơ thể như phòng ngừa ung thư, làm đẹp cho da, chống lão hóa…

Nhưng phải kể đến một số loại thông dụng giàu chất protein tốt cho sức khỏe như: nấm Linh Chi, nấm rơm, nấm kim châm, nấm Tiên, nấm hương… mỗi loại đều có thể nấu canh, xào, làm súp, salat đến làm lẩu đều nhiều chất dinh dưỡng.

1. Nấm Linh Chi từng được xem là thực phẩm sạch, chỉ dùng để dâng vua chúa và quan lại thời xưa, bởi nó chỉ mọc trên núi, hấp thụ nước mưa, phát triển trong môi trường tự nhiên, rất hiếm.


2. Nấm rơm thì dân dã, thường mọc ở những miền quê, mỗi khi tới vụ gặt hái, người ta chất rơm thành đống trong sân, có thể làm thức ăn cho trâu bò hay đun bếp, nhưng lại là môi trường tốt để nấm phát triển, loại nấm này được xem là lành tính, đem xào xả ớt hay nấu canh ăn rất ngon và mát.

3. Nấm kim chi hay còn gọi là câu khuẩn, phác cô, kim cô.. là một loại giàu chất dinh dưỡng nhất như vitamin E, B1, B2, C…rất cần cho sự phát triển cơ thể, đặc biệt là phát triển chiều cao và trí lực ở trẻ em.


Nấm kim chi được trần qua nước sôi, thái chỉ xào với thịt gà, tôm nõn hay gan lợn, mực tươi, giá đỗ đều ngon, bổ lại có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.

Khá thông dụng trong các món canh như canh khổ qua, người ta băm nấm hương với thịt nhồi trong trái khổ qua, vừa có vị đắng, ngọt của khổ qua lẫn vị thơm mát của nấm. Hay nấm hương với thịt băm, tôm, cà rốt, mộc nhĩ.. còn dùng làm nguyên liệu cuốn bánh tráng chiên dầu trong món chả nem ăn ngon không tả xiết, thường được các gia đình của miền Bắc làm vào cuối tuần.


Hay nấm kim châm trong các nồi lẩu, vừa giòn, vừa ngọt ăn sừn sựt. Nấm mèo, nấm mối, nấm trâm cũng rất được ưa chuộng để nướng như thịt xiên. Nấm nướng ăn rất thơm và ngon, ăn miếng nấm nướng khi nóng hổi sẽ cảm nhận rõ được vị ngọt ngay trong miệng.

Không những dùng để ăn, mà nấm còn có công dụng giải độc khá tốt. Khi bị ngộ độc thức ăn, xay nát nấm rơm rồi vắt ép lấy nước cốt uống vào sẽ chóng khỏi bệnh.

Những người bị chứng biếng ăn, có thể nấu gạo với nấm rơm thành món cháo loãng, ăn kèm với chút súp bột canh, có thể kích thích người bệnh biếng ăn lấy lại cảm giác thèm ăn, và giúp ăn cơm ngon miệng hơn. Thậm chí, nếu nấm rơm dùng không hết có thể muối làm dưa chua ăn trong vài ngày, ăn lạ miệng và rất mát.

4. Các loài nấm bào ngư pleurotus là nguồn thực phẩm bổ dưỡng quý giá với hàm lượng protein cao tới 33 - 43% sinh khối khô, thành phần acid amin phong phú, có đủ các acid amin không thay thế; bên cạnh đó là các thành phần gluxit, vitamin, khoáng chất, acid béo (chủ yếu là acid không no, acid hữu cơ)...



Ngoài giá trị dinh dưỡng, nấm ăn còn có nhiều đặc tính của biệt dược, có khả năng phòng và chữa các bệnh như làm hạ huyết áp, chống béo phì, chữa bệnh đường ruột, tẩy máu xấu...; và đặc biệt là đã có một số công trình nghiên cứu còn cho rằng nấm bào ngư còn có khả năng chống bệnh ung thư (hướng nghiên cứu này sẽ được tiếp tục làm sáng tỏ trong tương lai).

Do đặc tính khác biệt với thực vật và cả động vật về khả năng quang hợp, dinh dưỡng và sinh sản nên nấm được xếp vào một giới riêng.

Các loại nấm bào ngư (còn gọi là nấm sò) là thứ thực phẩm rất tiện ích cho cuộc sống con người, dễ nuôi trồng và hoàn toàn có lợi về vấn đề môi trường. Đặc biệt, nấm còn là "rau sạch" và vừa là "thịt sạch".

5. Nấm đông cô (Nấm hương) chứa khá nhiều đạm và đặc biệt giàu khoáng chất, vitamin, chẳng hạn như vitamin C, B, tiền vitamin D, canxi, Niacin, nhôm, sắt, magiê... Nó có khoảng 30 enzym và tất cả các acid amin tối cần cho cơ thể (tức là những acid amin mà cơ thể không tổng hợp được). Nấm cũng có một số alcool hữu cơ mà khi nấu chín, các alcool này biến đổi, tạo thành mùi thơm đặc biệt của nó.

Các nhà khoa học đã chiết xuất được chất Lentinan và Lentinula Edodes mycelium (LEM) từ nấm hương. Đây là 2 chất chính tạo nên tác dụng dược lý của loại nấm này. Một nghiên cứu tại Nhật cho thấy, những bệnh nhân ung thư đang hóa trị nếu dùng thêm Lentinan thì hiệu quả hóa trị sẽ tăng lên, khả năng sống sót cao hơn và sự tiến triển của ung thư sẽ bị kìm hãm. Vì vậy ở Nhật, Lentinan đã được chấp nhận như một liệu pháp phụ trợ trong tiến trình dùng hóa trị liệu.

Thành phần hoá học: Trong 100g nấm đã sấy khô có12,5g chất đạm, 1,6g chất béo, 60g chất đường, 16mg can-xi, 240mg kali và 3,9g sắt, các vitamine

Tổng hợp, Đinh Huyền
Amthuc365.vn

 

Danh mục bài viết Món ngon Việt Nam

Đang tải dữ liệu loading