Thực phẩm Nhiễm chì và cách phòng, tránh
Một số thực phẩm dễ nhiễm chì
Nhóm thực phẩm ăn hàng ngày bị nhiễm chì cao nhất là ở gạo, thịt lợn, rau muống, tôm dảo, cam, quýt... Thực phẩm vượt quá quy định của Bộ Y tế về cadimin (kim loại gồm sulfua lẫn với carbonat kẽm) nhiều nhất cũng có ở gạo, thịt lợn, thịt bò. Cadimin cũng xuất hiện tại các thực phẩm khác như trứng gà. Nhóm nghiên cứu cũng cho rằng, lượng cadimin trong gạo chiếm tới 358%, trong sữa bột là 31% và trong cam là 15,6% lượng tối đa cho phép ăn vào hàng ngày của trẻ dưới hai tuổi (cân nặng trung bình 13kg). Còn trong thịt lợn đã lên tới 177,5%, thịt bò là 60,58%, tôm rảo là 35,73% và thịt gà là 6,84% so với lượng tối đa cho phép ăn hàng tuần của trẻ.
Một loại thuốc được coi là thuốc gia truyền bổ tì và có rất nhiều lợi ích cho trẻ nhỏ, từ tưa lưỡi, tiêu chảy, táo bón… của trẻ em
Trái cây khô cũng là một thực phẩm dễ nhiễm chì cao. Chì trong trái cây khô có hàm lượng bao nhiêu được xem là độc? Theo quyết định 46 của Bộ Y tế (ban hành ngày 19-12-2007) về quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm, hàm lượng chì trong trái cây là 0,1mg/kg, với loại quả nhỏ (như nho) là 0,2mg/kg, nhưng giới hạn này áp dụng cho trái cây tươi. Do lượng nước mất đi khá nhiều trong trái cây khô, nên so với giới hạn đó thì hàm lượng chì trong 1kg trái cây khô chắc chắn sẽ cao hơn đáng kể.
Dựa trên các tính toán về hàm lượng chì con người có thể hấp thu mà không gây ra các ảnh hưởng có hại, FDA có quy định về hàm lượng chì trong các loại thực phẩm khô được dùng cho người lớn và trẻ em là 0,5 µg chì/g, tức là 0,5mg chì/kg.
Ăn thực phẩm nhiễm chì sẽ giảm chỉ số thông minh
Cần thay đổi chế độ ăn nhằm bổ sung thêm các chất sắt và kẽm để ngăn chặn tình trạng hấp thu chì. Muốn đào thải chì ra khỏi cơ thể cần sử dụng thuốc D.penicillamine và DMSA qua đường uống. Dùng thêm calcium và vitamin D để làm tăng lắng đọng chì trong xương. Tuy nhiên phải được bác sĩ tư vấn trước khi sử dụng thuốc. - BS Nguyễn Văn Lộc, nguyên PGĐ BV Nhi TƯ |
Trao đổi với PV, PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, đây chỉ là nghiên cứu nhỏ lẻ và thực phẩm lấy ngẫu nhiên từ các chợ/siêu thị chứ không phải lấy mẫu tại các bếp ăn của trường mầm non. Cũng theo PGS.TS Lâm, nguồn thực phẩm tại các chợ đôi khi không rõ nguồn gốc nên hiện tượng nhiễm độc kim loại nặng trong thực phẩm là khó tránh khỏi.
Đặc biệt, với tình trạng đô thị hóa hiện nay, thực phẩm như thịt gia cầm, gia súc dễ nhiễm khói bụi từ các công trình xây dựng, phương tiện giao thông, nguồn nước, nguồn đất ô nhiễm dẫn đến nguồn thực phẩm mất an toàn. PGS.TS. Lâm cũng khuyến cáo, người tiêu dùng, đặc biệt là gia đình có con nhỏ nên mua thực phẩm tại các cửa hàng/siêu thị có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Theo BS. Nguyễn Văn Lộc, nguyên PGĐ. BV Nhi TƯ, ở trẻ em, chỉ cần sau một thời gian bị nhiễm chì ở nồng độ chì trong máu là 6mg/dl, quá trình chuyển hóa của tế bào não sẽ bị cản trở dẫn đến gián đoạn dẫn truyền thông tin giữa tế bào thần kinh và các tế bào khác. Kết quả não trẻ vẫn phát triển ở mức thấp, không đạt mức chuẩn về chỉ số thông minh, gây khó khăn cho trẻ trong học tập, tư duy.
Tuy nhiên, những biểu hiện này không xuất hiện ngay khi lúc nhỏ mà tạo tiền đề cho giai đoạn trưởng thành sau này. Các điều tra cho thấy có sự tương quan nghịch giữa sự tăng nồng độ chì trong máu và suy giảm chỉ số thông minh (IQ) của trẻ. Cứ tăng 10mg/dl chì trong máu sẽ làm giảm IQ 5 điểm.
BS. Lộc cũng cho biết, trẻ em dễ bị ngộ độc chì hơn người lớn vì có khả năng hấp thu và nhạy cảm với chì cao hơn. Sau khi vào cơ thể, ở người lớn trên 94% lượng chì toàn cơ thể được tích tụ trong xương. Ở trẻ em do xương kém đậm đặc nên chỉ khoảng 64% tổng lượng chì được dự trữ trong xương, hậu quả để lại một lượng cao đáng kể chì trong máu, não và thận.
Thời gian gần đây, nghe qua đài báo, tivi em được biết hiện nay đang có tình trạng trẻ em bị nhiễm độc chì do chủ yếu là dùng thuốc cam. Theo các nguồn thông tin thì mỗi ngày có tới 30-40 trường hợp vào Trung tâm chống độc Bạch Mai để định lượng chì trong máu, chủ yếu là trẻ em. Trong số những trẻ đến làm định lượng máu ở viện thì có rất nhiều trường hợp có chỉ số chì trong máu khá cao, có bé bị co giật và nặng hơn là ảnh hưởng phát triển trí tuệ.
Khi được hỏi thì đa số các trường hợp bị nhiễm chì trong máu cao là do các bé đã được cho uống thuốc cam – một loại thuốc được coi là thuốc gia truyền bổ tì và có rất nhiều lợi ích cho trẻ nhỏ, từ tưa lưỡi, tiêu chảy, táo bón… của trẻ em đến cả khả năng kích thích trẻ ăn ngon miệng, giúp trẻ ăn nhiều hơn và lớn nhanh hơn…
Em cũng đã từng một lần đi mua loại thuốc đó của một thầy lang trên phố Hàng Cót để về cho con uống cho “hay ăn chóng lớn”, nhưng chỉ uống được đến lần thứ 3 thì thấy con có hiện tượng táo bón, người mệt mỏi nên liền dừng lại.
Và giờ đây, khi biết được thông tin thuốc cam phổ biến hiện nay là nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm chì trong máu, nói thật là em vô cùng lo lắng cho con em. Bởi em được biết tình trạng nhiễm chì trong máu có thể gây những tác hại lâu dài, khó lường cho sức khỏe của trẻ em, kể cả tác hại về phát triển trí tuệ.
Hàm lượng chì trong máu càng cao thì chỉ số IQ càng thấp. Từng có những bệnh nhi nhiễm chì được xác định phát triển chậm hơn về trí tuệ so với trẻ cùng lứa tuổi. Nhiễm chì cũng có thể ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục sau này của trẻ.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận một điều rằng, thuốc cam không phải là nguyên nhân duy nhất khiến lượng chì trong máu tăng cao. Trên thực tế môi trường sống hàng ngày với môi trường ô nhiễm, với các vật dụng, đồ gia dụng có màu… đều có thể khiến cho lượng chì vào cơ thể con người tăng lên, và điều này đặc biệt nguy hiểm với trẻ em.
Ăn, uống gì để giảm hấp thụ chì?
Sử dụng thực phẩm nhiễm chì vượt quá hàm lượng cho phép, người tiêu dùng có nguy cơ bị ngộ độc chì, nhất là với trẻ em. Nếu ở người lớn lượng chì vào cơ thể được tích tụ trong xương thì ở trẻ em, ngoài xương chì còn tích tụ ở máu, não, thận.
Biểu hiện ngộ độc chì ở trẻ em có thể bắt đầu từ rối loạn tiêu hóa, nôn, tiêu chảy. Nếu hàm lượng chì tích tụ ở máu cao sẽ gây giảm hồng cầu khiến trẻ xanh xao, mệt mỏi. Nếu chì tích tụ ở thận sẽ gây tiểu đạm, tiểu máu và gây suy thận. Nếu tích tụ ở não, chì có thể gây phù não và phá hủy tế bào não khiến trẻ có biểu hiện kích thích, chậm nhận thức, bại não, liệt, co giật, có thể dẫn đến hôn mê và tử vong.
Trong trường hợp thường xuyên tiếp xúc với chì, hàm lượng chì trong cơ thể sẽ được tích tụ (tích lũy sinh học) ngày một nhiều gây ngộ độc mãn tính. Người nhiễm có thể bị đau tê ở đầu ngón tay, chân, mỏi bắp thịt, nhức đầu, đau bụng (bệnh đau bụng chì), tăng huyết áp, giảm trí nhớ... Việc uống bổ sung hoặc sử dụng thực phẩm giàu canxi hay sắt có thể làm giảm sự hấp thu chì. Ngoài ra, các thực phẩm như trứng, sữa cũng giúp quá trình đào thải chì ra khỏi cơ thể tốt hơn.
Hiện nay, các cơ quan chức năng tại Việt Nam cũng đã bắt đầu vào cuộc. Trong thời gian này, tốt nhất người tiêu dùng “mê” ăn trái cây khô thì chịu khó... nhịn, kiên nhẫn chờ đợi và cảnh giác hơn với các loại trái cây khô này.
Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc bừa bãi, kể cả cho dù được “mời chào” là “thuốc tiên", cho bé ăn khỏe ngủ khỏe lại tránh mọi bệnh tật.
Không cho con chơi các đồ chơi không được kiểm tra chất lượng, có quá nhiều màu sắc vì những loại đồ chơi này rất dễ chứa nhiều chì, nếu chẳng may con hay ngậm vào miệng.
Loại bỏ triệt để những đồ gốm sứ gia công, chế tác đơn giản vì chắc chắn chúng có chứa tạp chất. Không sử dụng những đồ gốm sứ chứa nhiều chì trong tráng men như gốm sứ Trung Quốc.
Đặc biệt những màu sặc sỡ như đỏ, vàng, da cam càng có khả năng cao chứa chì. Không sử dụng các loại bát ăn cơm có viền men ở miệng bát vì như vậy có nguy cơ ăn phải chì là đương nhiên.
Một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, lại bổ sung những thực phẩm có khả năng giải độc cho cơ thể như ăn tỏi, các loại rau xanh, ăn nhiều hoa quả, hạn chế ăn các loại thực phẩm có nguy cơ bị nhiễm chì, đặc biệt một số loại cá…
Không bỏ bữa sáng, nhất là với trẻ em, bữa sáng quan trọng cực kì. Bởi theo một nghiên cứu mới cho thấy, ăn sáng không chỉ giúp giảm cân, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn bảo vệ trẻ tránh bị nhiễm chì.
Amthuc365.vn tổng hợp
Danh mục bài viết Cẩm nang hữu ích
Bình luận