Giải pháp phòng táo bón cho bà bầu và trẻ nhỏ

Thứ Ba, 23/10/2012 02:53

1,913 xem

0 Bình luận

(0)

4754

Táo bón là một bệnh thường gặp nhất là ở bà bầu và trẻ nhỏ. Táo bón ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày do vậy cần phải có giải pháp thích hợp để điều trị dứt điểm.

Táo bón là một bệnh thường gặp ở mọi đối tượng trong đó trẻ nhỏ và phụ nữ có thai là hai đối tượng thường gặp do những đặc điểm sinh lý cơ thể và chế độ sinh hoạt chưa thật hợp lý.

Táo bón là do sự di chuyển chậm của phân, biểu hiện là 2 - 3 ngày mới đại tiện một lần, lượng phân ít, khô nứt nẻ hoặc cứng lổn nhổn, đi đại tiện khó khăn, phải rặn lâu gây đau rát, nhiều trường hợp có máu do tổn thương niêm mạc trực tràng hoặc rách vùng hậu môn gây cảm giác đau buốt, khó chịu kéo dài.

Táo bón luôn là nỗi sợ hãi với trẻ mỗi lần đại tiệnTáo bón luôn là nỗi sợ hãi với trẻ mỗi lần đại tiện

1. Táo bón ở trẻ nhỏ

Khảo sát 695 trẻ mẫu giáo quận Gò Vấp cho tỉ lệ trẻ táo bón 7.3% trong đó tỷ lệ bé trai nhiều hơn bé gái (nam/nữ = 1.3/1). Trong số này chỉ khoảng 5% trẻ bị táo bón do các tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa như dài đại tràng, phình đại tràng, trĩ… còn lại đa số trẻ (trên 90%) bị táo bón liên quan đến chế độ ăn uống, sinh hoạt hoặc các yếu tố tâm lí.

Do các bé ít được bổ sung chất xơ từ rau xanh, hoa quả tươi, uống chưa đủ lượng nước hàng ngày, ăn nhiều các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa bò không hợp gây nóng. Một số trẻ ăn chưa đủ lượng thức ăn hàng ngày, thể tích phân không đủ lớn kích thích đường tiêu hóa đẩy phân ra ngoài. Nguyên nhân khác trẻ ham chơi quên đi đại tiện, không ngồi bô đúng giờ, phân bị giữ lại trong đường tiêu hóa, lâu ngày cũng gây táo bón.

Táo bón ở trẻ nhỏ thường là vòng luẩn quẩn: Trẻ bị táo bón đại tiện khó khăn, phải rặn lâu mặt đỏ bừng, nước mắt ngắn dài vì đau rát, nhiều trường hợp phân dính máu khiến trẻ sợ hãi, nhìn thấy ‘bô’ đã khóc thét lên, do đó trẻ có xu hướng nhịn đại tiện càng lâu càng tốt làm táo bón nặng thêm gây khó khăn cho việc xử lý.

Táo bón dài ngày có ảnh hưởng xấu đến tinh thần của bé, hay hờn khóc, mệt mỏi, buồn bực, chán ăn, chậm hấp thu… lâu dần trẻ có thể xa lánh bạn bè, kém phát triển về trí tuệ, chậm lớn, suy dinh dưỡng và các biến chứng khác như phình đại tràng, viêm nứt kẽ hậu môn, trĩ…

2. Táo bón ở phụ nữ có thai

Theo bác sĩ chuyên khoa II sản phụ khoa Trương Thị Thảo (Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, TPHCM) có hơn 50% số thai phụ đến với bác sĩ than phiền về chứng táo bón.

Do thời kì mang thai nặng nề nên chị em ít vận động, đồng thời có sự gia tăng nồng độ hormon progesteron trong máu làm giảm nhu động ruột, thai phát triển gây chèn ép đại tràng khiến phân chậm di chuyển. Khi mang thai chị em thường bổ sung các thuốc hoặc thực phẩm chứa chất sắt gây nóng là những nguyên nhân sinh ra táo bón.

 

Táo bón thường là sự buồn phiền của phụ nữ có thai

Táo bón ở giai đoạn mang thai rất dễ gây ức chế cho mẹ, cảm giác mệt mỏi, khó chịu, hay cáu gắt, chướng bụng gây chán ăn kéo dài, thậm chí suy kiệt… dẫn đến không cung cấp đủ chất dinh dưỡng nuôi thai, vì vậy thai nhi chậm phát triển, kém hoàn thiện, khi chào đời có thể suy giảm sức đề kháng.

Ngoài ra. phân tồn tại lâu trong đường tiêu hóa có chứa nhiều chất thải độc hại, khi không được bài tiết ra ngoài có thể xâm nhập trở lại qua đường tiêu hóa gây nhiễm độc ngoài ý muốn cho cả mẹ và thai nhi.

Bổ sung chất xơ – Giải pháp phòng chống táo bón an toàn cho trẻ nhỏ và phụ nữ có thai

 Natufib chất xơ hòa tan phòng chống táo bón an toàn và hiệu quả cho trẻ nhỏ và phụ nữ có thai 

Nên lựa chọn giải pháp an toàn phòng chống táo bón cho mẹ và bé

Trẻ nhỏ và phụ nữ có thai là hai đối tượng cần thận trong khi sử dụng thuốc, khi dùng bất cứ loại thuốc nào cũng cần biết rõ nó có an toàn hay không? Vì vậy khi trẻ nhỏ và phụ nữ có thai bị táo bón thường làm chúng ta lúng túng, khó khăn trong việc tìm giải pháp sao cho an toàn mà vẫn giải quyết được căn nguyên gây bệnh.

Vấn đề phải làm sao?

Hãy thực hiện chế độ ăn uống ăn nhiều rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước, vận động nhẹ nhàng. Không tự ý dùng các thuốc trị táo bón nhóm kích thích có thể ảnh hưởng đến mẹ và bé. Khi cần nên tham khảo ý kiến thầy thuốc.

(theo thuocthang)

Danh mục bài viết Sức khỏe gia đình

Đang tải dữ liệu loading