Ăn lẩu đúng cách

Thứ Sáu, 11/12/2009 09:37

2,067 xem

0 Bình luận

(0)

1173

Mùa đông đã về, trên khắp các con phố hay trong bữa cơm gia đình đều “xì xụp” món lẩu thơm ngon. Ai cũng thích thưởng thức hương vị món ăn ấm áp ấy song ít người có phương pháp ăn lẩu đúng cách.

Ăn lẩu đúng cách
Ảnh: chudu24.com

Để nồi lẩu thơm ngon bổ dưỡng các bạn cần chú ý những điều sau:

1. Thời gian

Không nên ngồi nhâm nhi bên nồi lẩu quá lâu. Thường ngồi vui bên gia đình bạn bè chúng ta quên mất thời gian, thậm chí ngồi thâu đêm, điều này vô tình đã làm khổ dạ dày của bạn. Ngồi ăn lâu, các loại dịch tiêu hóa như dịch vị, dịch mật, dịch tụy phải tiết ra nhiều, liên tục từ đó gây ra các hiện tượng đau bụng, đi ngoài, thậm chí có thể dẫn đến viêm dạ dày, viêm lá lách mãn tính.

Thời gian nhúng thức ăn cũng phải phù hợp. Nếu thức ăn nhúng quá kỹ sẽ mất đi vị tươi ngon, chất dinh dưỡng. Song nếu thức ăn quá tái sẽ khó tiêu hóa, cũng không thể hấp thụ được chất dinh dưỡng quý giá.

2. Không ăn quá nóng, quá cay

Bất cứ thức ăn gì đặc biệt là lẩu nếu ăn khi còn quá nóng sẽ làm tổn thương khoang miệng và thực quản.
Nhiều thực phẩm quá tê và cay sẽ có hại cho niêm mạc miệng, thực quản, đường tiêu hóa, thậm chí còn dẫn đến hiện tượng sung huyết, sưng phồng từ đó gây ra nhiều bệnh tật khác.

* Lưu ý: Với những người bị viêm khoang miệng, có tiền sử viêm tuyến tụy hay đã từng phẫu thuật những bộ phận trên tốt nhất không ăn lẩu.

3. Cần biết cách kết hợp

Chuẩn bị nhiều rau xanh: lá rau có chứa các vitamin và chất diệp lục sẽ có lợi cho cơ thể bạn trong tiết trời hanh khô mùa đông. Không những thế rau xanh còn giúp giải độc, làm mát cơ thể và hấp thụ các chất béo tốt hơn.

Nhúng một lượng đậu phù hợp có thể tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của các thực phẩm khác. Ngồi lâu bên nồi lẩu cay nóng làm bạn nhanh ngán, nóng và khát nước, thạch cao trong đậu sẽ giúp bạn loại bỏ điều đó.

Cho một chút giềng tươi vừa có thể điều chỉnh hương vị của nồi lẩu vừa giúp bạn tránh hàn. Nhớ dùng giềng không cạo vỏ.

4. Trình tự hợp lý

Ăn lẩu cũng phải có nghệ thuật, đảm bảo đúng quy trình mới tận hưởng hết hương vị thơm ngon của lẩu. Trước khi ăn nên uống nửa cốc nước hoa quả ( hoặc nước giải khát, rượu trắng, rượu nho, sữa chua...), sau đó ăn rau và sau cùng là thịt. Như thế dạ dày không phải làm việc quá tải, đảm bảo sức khỏe.
Sau khi ăn lẩu bạn nên uống nước trà giúp sạch miệng và thanh nhiệt. Nhưng lưu ý không uống ngay vì như thế sẽ làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.

Một nồi lẩu thơm ngon tuyệt vời phải sạch, lượng phù hợp, cân bằng dinh dưỡng. Chúc các bạn có được niềm vui bên nồi “lẩu đoàn viên”!

Danh mục bài viết Mẹo vặt gia đình

Đang tải dữ liệu loading