Trà đạo trong văn hóa Nhật

Thứ Năm, 16/06/2011 08:16

2,973 xem

0 Bình luận

(0)

1279

Chỉ một ly trà xanh nho nhỏ nhưng với người Nhật đó lại là một ốc đảo trong tầm hồn.

Trà đạo được xem như là một điển hình văn hóa cổ xưa của người Nhật mà vẫn được duy trì và phát triển đến ngày nay. Với người Nhật, trà đạo là một hình thức uống trà để giải trí trong một bầu không gian yên tĩnh. Cả chủ và khách đều hướng đến một sự thư giãn tinh thần và sự hòa hợp với thiên nhiên. Hơn thế, trà đạo còn bao chứa cả những triết lý sấu sắc của người Nhật Bản. Trà đạo ngoài yếu tố thẩm mĩ confcos bốn nguyên tắc cơ bản là:

-         Wa - sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên.

-         Kei – sự tôn kính đối với người khác.

-         Sei – sự tinh khiết của tâm hồn

-         Jaku – sự yên tĩnh.

Thường những buổi tiệc trà được tổ chức để nghênh tiếp những vị khách quý, hoặc trong những dịp đặc biệt như: Hanami (ngắm hoa),thưởng ngoạn những đệm trăng rằm, song đôi khi chỉ đơn giản là dịp để hợp mặt bạn bè người thân. Xét về lịch sử, trà đạo bắt nguồn từ việc uống Matcha, một loại bột trà xanh được một số tư sĩ Nhật Bản mang về từ Trung Quốc vào khoảng thế kỷ thứ 8. Lúc đầu Matcha chỉ được dùng như một loại thuốc nhưng sau đó trở thành một loại thức uống xa hoa mà chỉ giới thượng lưu đương thời mới được hưởng. Nhà sư nổi tiếng người Nhật thời đó là Zen Eisai (1141 – 1215) đã coi việc uống trà Matcha như một thú tiêu khiển để tinh khiết tâm hồn, hòa hợp với thiên nhiên. Sau đó vào khoảng đầu thế kỷ 14, matcha dần được sử dụng trong các buổi họp mặt của giới thượng lưu. Vào thời gian này, một số quy tắc của một buổi tiệc trà đã được quy định vởi giới võ sĩ samurai. Senno Rikyu (1522 – 1591) một trong những thương gia giàu có nhất thời đó đã kế thừa, sáng lập và hoàn thiện lễ nghi của một buổi tiệc trà. Sau đó ông trở thành người truyền bá trà đạo nổi tiếng nhất của Nhật Bản vào giữa thế kỷ 16. Đến cuối thời Edo (1603 -1868) thưởng thức trà đạo là đặc quyền của nam giới. Cho đến đầu thời Meiji (1868 – 1912) thì phụ nữ mới chính thức được tham dự tiệc trà.

 

Uống trà là một sinh hoạt hàng ngày của nhiều dân tộc trên thế giới. Uống trà không những có lợi cho sức khỏe mà còn là một thú vui tinh thần khi ngồi yên lặng nhâm nhi chén trà,ngẫm nghĩ về cuộc sống nhân sinh. Dần dần, việc thưởng trà trở thành một cách thức giúp con người trở lại với bản tính tự nhiên của mình.

Tinh thần của trà đạo được biết đến qua bốn chữ: Hòa, tính, thanh, tịch.

Hòa: Có nghĩa là hài hòa, hòa hợp, giao hòa. Đó là sự hài hòa giữa trà nhân với trà thất, sự hòa hợp giữa các trà nhân với nhau, sự hài hòa giữa trà nhân với các dụng cụ pha trà.

Kính: Là lòng kính trọng, sự tôn kính của trà nhân với mọi sự vật và con người, là sự tri ân đối với cuộc sống. Lòng kính trọng được nảy sinh khi tinh thần của trà nhân vươn tới sự hài hòa hoàn toàn.

Thanh: Là lòng tôn kính với vạn vật đạt tới sự không phân biệt thì tấm lòng trở nên thanh thản, yên tĩnh.

Tịch: Là trạng thái  khi lòng thanh thản, yên tĩnh hoàn toàn thì toàn bộ thế giới trở nên tĩnh lặng, dù sống giữa muôn người cũng như sống giữa nơi am thất vắng vẻ tịch liêu. Lúc đó, thế giới với con người không còn là hai mà cả hai đều vắng bặt.

Senno Rikyu không chỉ định ra tinh thần của trà đạo trên cơ sở 4  nguyên tắc của sự hòa hợp, tôn kính, thanh khiết và tĩnh tại mà còn nêu lên 7 điều hướng dẫn về thái độ của chủ tiệc trà.

-         Một là phục vụ trà với cảm nhận thấu đáo về tâm hồn của khách.

-         Hai là chuẩn bị thật kỹ lưỡng thanh củi để đun nấu.

-         Ba là tạo không gian để khách ấm về mùa đông, mát về mùa hè.

-         Bốn là bài trí khoa học tự nhiên như ở trong thiên nhiên.

-         Năm là thao tác nhanh và chính xác.

-         Sáu là phải phòng mưa ngay trong những ngày đẹp trời.

-         Bảy là hướng dẫn, quan tâm đến từng người khách.

Ý nghĩa của trà đạo thể hiện trong câu danh ngôn nổi tiếng của người Nhật.

“Trà đạo là chiêm nghiệm vẻ đẹp dưới ánh sáng mờ nhạt của ngày thường”.

Người Nhật cho rằng trà đạo giáo dục cho mỗi người đức tính giản dị, sự hồn nhiên và tác phong chững chạc. Thông qua việc tiếp thu các nghi lễ nghiêm ngặt, người Nhật còn học được sự ngăn nắp, trọng kỷ luật và tuân thủ các quy chế xã hội. Trà đạo là một trong những nền tảng vun đắp tình cảm dân tộc trong tâm thức người Nhật.

Chỉ một ly trà xanh nho nhỏ nhưng với người Nhật đó lại là một ốc đảo trong tầm hồn. Họ cho rằng thông qua trà đạo có thể phát hiện được giá trị tinh thần cần có của bản thân.

Nghị Quế
amthuc365.vn

Danh mục bài viết Văn hóa Trà

Đang tải dữ liệu loading