Vừng, mè

Thứ Bảy, 13/08/2011 11:27

3,909 xem

0 Bình luận

(0)

3891

Vừng là tên gọi ở miền Bắc, miền Nam gọi là mè, tên khoa học là Sesamum indicum; Đông y gọi là Chi ma, Hồ ma, Hồ ma nhân.

Định nghĩa

Vừng hay mè ( danh Pháp khoa học: Sesamum indicum L.) là một loại cây ra hoa thuộcchi Vừng (sesamum, họ vừng (Pedaliaceae). Nguồn gốc tự nhiên chính xác của cây vừng vẫn chưa được xác định, dù nhiều loài cây trong hoang dã có liên quan hiện diện ở châu Phi và một số nhỏ hơn ở Ấn Độ. Đây là một cây được thuần hóa ở các vùng nhiệt đới khắp thế giới và được trồng để lấy hạt ăn do hạt có hàm lượng chất béo và chất đạm cao. Đây là một cây cao cỡ 1-1,5m. Lá đơn và kép 3 lá phụ, có lông, hoa vàng nhạt, nang có khía, hạt nhỏ. Hạt vừng chứa từ 38 đến 50% dầu. Dầu vừng là một loại dầu ăn tốt. Ở xứ lạnh, dầu vừng có ưu điểm hơn dầu ô liu vì nó khó đông đặc lại.

Phân loại

Hạt vừng có kích thước rất nhỏ, hình bầu dục, màu sắc vỏ hạt khác nhau: màu trắng kem, màu vàng, tím, đen, đỏ. Hiện nay, 3 nước có sản lượng vừng lớn nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Mexico. Đa số vừng được thu hạt để ép lấy dầu, một lượng nhỏ hạt dùng để bổ sung vào các món ăn đặc biệt là món bánh mỳ và một số món ăn nhẹ. Ở Việt Nam thường chỉ có 2 loại vừng trắng (hạt có màu trắng kem) và vừng đen.

Vừng đen

Dùng làm thuốc là loại vừng đen, tính bình, vị ngọt. Thành phần chính gồm có: dầu béo 60%. Trong dầu béo chứa axit béo, axit oleic chưa no, axit pamitic, axit eicosanoic và một số axit khác, sesamon, vitamin E. Còn chứa axit chlorophylic, axit nicotic, đường saccarô, lexithin, pentôsan, protein cùng sắt và canxi.

Vừng trắng

Là loại vừng có vỏ màu trắng, được coi là ít có dược tính hơn vừng đen tuy nhiên cũng rất thơm ngon, dàu chất đạm và béo. Người ta thường sử dụng vừng trắng làm muối vừng, một số loại chè, bánh.

 

Một số món ăn bổ dưỡng từ vừng

Cháo vừng (chi ma chúc): Gạo tẻ, vừng đen liều lượng đều nhau, cùng đem nấu cháo, thêm đường hoặc muối. Ăn nóng hoặc nguội vào các bữa điểm tâm, bữa phụ. Dùng cho người cao tuổi nhằm "kiện thân ích thọ", Dùng cho các trường hợp tóc bạc sớm, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, thiếu máu, táo bón.

Cao lỏng vừng đen: Vừng đen 250g, gừng tươi 120g, đường phèn 120g, mật ong 120g. Vừng đen rang chín tán mịn; gừng tươi nghiền vụn vắt nước, thêm mật và đường phèn, đun lại cho sôi, trộn với bột vừng đen, để nguội; cho trong lọ đậy kín. Ngày 2 lần sáng, chiều, mỗi lần ăn một thìa canh. Dùng cho người cao tuổi viêm khí phế quản mạn, táo bón kinh diễn.

Gan gà rán tẩm bột gừng đen: Gan gà 250g, vừng đen 100g, trứng gà 2 quả. Vừng đen rang chín tán mịn; gan gà rửa sạch thái lát, cho muối tiêu gừng hành gia vị, xào chín. Trứng gà đập vào bát, trộn với bột rán; sau đó tẩm trộn đều gan gà với bột vừng đen.Cho dầu rán vào chảo, khi dầu sôi, cho gan gà đã tẩm bột vừng trứng vào chiên chín.

Ăn trong ngày làm 1 lần hay 2 lần. Đợt dùng 7 - 20 ngày. Dùng cho các trường hợp viêm loét giác mạc do thiểu dưỡng, đặc biệt là do thiếu vitamin A ở trẻ em, người già...

Vừng đen ăn với chân giò hầm: Vừng đen 250 gam, rang chín, tán mịn. Mỗi lần ăn 10 - 15g, ăn kèm với canh chân giò hầm, ngày 2 - 3 lần. Dùng cho phụ nữ sau đẻ ít sữa.

Chi ma đào nhân hoàn: Hắc chi ma (vừng đen) 250g, đào nhân 150g, mật ong 150ml. Đào nhân, vừng đen rang sấy khô tán mịn, trộn mật ong làm hoàn; mỗi viên hoàn 9g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên. Dùng cho các trường hợp lao phổi, ho gà, hen suyễn.

Tổng hợp Nghique
amthuc365.vn

Danh mục bài viết Các loại hạt

Đang tải dữ liệu loading