Những lưu ý khi ăn cà chua

Thứ Năm, 28/06/2012 08:20

3,339 xem

0 Bình luận

(0)

4093

Cà chua là một loại trái cây và thức ăn thực vật giàu vitamin, mỗi 100g cà chua có chứa 550mg carotene, thiamin, 0.03mg riboflavin, 10.6mg niacin, 19mg vitamin C, 0.57mg vitamin E, 92mg vitamin A.

Học cách chế biến và ăn cà chua thế nào cho phải để có thể phòng ngừa gan nhiễm mỡ và tránh bị ngộ độc mới là điều đáng để chúng ta suy nghĩ.

Màu đỏ của cà chua cho thấy hàm lượng vitamin A trong cà chua rất cao, trung bình 100g cà chua chín tươi sẽ đáp ứng được 13% nhu cầu hằng ngày về vitamin A, vitamin B6, vitamin C. Ngoài các vitamin B1, B2, cà chua còn rất giàu các chất vi lượng như canxi, sắt, kali, phospho, magiê, nickel, cobalt, iod, các axid hữu cơ dưới dạng muối citrat, malat... Chính nhờ các yếu tố ấy mà cà chua được xem là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. 

Sắc tố lycopen có trong cà chua, đặc biệt là ở vỏ, cùng với beta-caroten được xem là những chất chống ôxy hóa mạnh, vừa ngăn chặn tế bào ung thư, vừa chống sự hình thành của các cục máu đông trong thành mạch máu. Lycopen còn có tác dụng chống thoái hóa hoàng điểm, từ đó làm giảm mù lòa. Nên ăn cà chua đã được nấu chín, vì khi đó chất lycopen mới được giải phóng hoàn toàn.
Cà chua là một loại thực phẩm phổ biến trong số các loại rau củ quả mà chúng ta ăn hàng ngày. Ngoài tác dụng đối với sức khỏe như giảm cân, cà chua còn được coi là một trong những công cụ có ích cho việc làm đẹp của chị em, nhất là làm đẹp da. Cà chua có rất giàu chất dinh dưỡng, nhưng không phải cứ ăn cà chua là sẽ bổ sung dinh dưỡng vào người.
Tuy nhiên ăn cà chua cũng cần tránh những yếu tố sau để không gây hại đến sức khỏe.

1. Cà chua chưa chín

Cà chua chưa chín có chứa số lượng lớn các yếu tố "alkaloid" nếu tiêu thụ sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm nhiều hơn. Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh thường là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác... thậm chí trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.
Khi cà chua chín, các chất độc hại trong cà chua có tên là "alkaloid" sẽ giảm dần và sẽ biến mất trong cà chua chín đỏ. Vì vậy, với những quả cà chua màu xanh lá cây chưa chín, tuyệt đối không nên thưởng thức.

2. Không ăn cà chua lúc đói

Cà chua chứa rất nhiều pectin và nhựa phenolic và các thành phần khác giống như trong quả hồng vàng. Nếu ăn cà chua lúc đói, những chất này có thể dễ dàng phản ứng với axit, hình thành các cục không hòa tan, gây "căng thẳng" và làm khó cho dạ dày. Dạ dày phải tiêu thụ những chất này có thể gây ra đau bụng, nôn mửa và thậm chí là sốc. Vì vậy, tuyệt đối không nên ăn cà chua lúc đang đói.

3. Không nên đun cà chua quá kĩ

Nếu đun cà chua ở nhiệt độ cao quá lâu hoặc đun đi đun lại nhiều lần thì sẽ làm mất đi các vitamin và làm giảm giá trị dinh dưỡng có trong cà chua.

Nếu ăn cà chua thì thôi dưa chuột

4. Không ăn cà chua sống và dưa chuột cùng lúc

Cà chua là một loại trái cây và thức ăn thực vật giàu vitamin, mỗi 100g cà chua có chứa 550mg carotene, thiamin, 0.03mg riboflavin, 10.6mg niacin, 19mg vitamin C, 0.57mg vitamin E, 92mg vitamin A. Dưa chuột có chứa enzyme vitamin C, vitamin C có thể làm hỏng những quả cà chua và làm giảm các chất dinh dưỡng khác. Do đó, không nên ăn dưa chuột với cà chua sống cùng lúc.

5. Người bệnh viêm dạ dày, đại tràng cấp tính không nên ăn cà chua

Người bệnh viêm dạ dày, bệnh đại tràng cấp tính không nên ăn cà chua để tránh làm bệnh tăng thêm, nhất là fần vỏ và hột cà chua, rất nguy cơ cho dạ dày đó.

6. Không ăn cà chua ủng, nát

Không được ăn cà chua bị ủng, nát để phòng chống bị ngộ độc.

Bảo Thanh tổng hợp
Amthuc365.vn

Danh mục bài viết Cẩm nang hữu ích

Đang tải dữ liệu loading