Ăn lẩu đừng quên gia vị Satế !

Thứ Năm, 07/07/2011 10:08

4,831 xem

0 Bình luận

(0)

3008

Ớt sa tế (satay) là một loại gia vị chế biến bằng ớt và dầu ăn. Tùy người, tùy nhà sản xuất, saté sử dụng nhiều phụ gia như tôm khô, sả ớt... nêm gia vị như muối, đường, bột nêm v.v...

Cùng với tương ớt (chili sauce) cả hai lọai gia vị này rất quen thuộc với bếp Á châu nhất là ở những quốc gia nổi tiếng về ăn cay như Đại Hàn, Thái Lan, Ấn Độ.

 


satếĂn lẩu đừng quên gia vị satế -01(ảnh sưu tầm)

Cách làm

Ở VN, người ta có thể phân biệt dễ dàng ớt satế là loại ớt băm ngâm trong dầu (satay) dạng hột lợn cợn, khác với tương ớt (chili sauce) dạng mịn như một thứ nước bột với phụ gia chính là cà chua. Riêng tương ớt được người tiêu dùng biết đến từ vài chục năm trước qua hình thức đóng chai, sản xuất theo lối công nghiệp còn ớt saté đóng chai thì xuất hiện không lâu. Nhưng chỉ cần để ý một chút các bạn sẽ thấy bếp VN đã sử dụng ớt ngâm dầu, làm theo lối thủ công, vừa ăn vừa để để kinh doanh hàng quán từ rất lâu rồi. Nếu không nói là từ khi kinh thành Phú Xuân, cố đô Huế... bắt đầu thành hình những làng xã đầu tiên là đã có hũ ớt bột xào trong kệ bếp của hầu hết người Huế. Đây là một chi tiết mà bất cứ một người gốc Huế cao niên ở hàng bảy tám chục tuổi, nếu đã sinh ra và lớn lên ở Huế, đều xác nhận là họ đã thấy có món ớt bột xào từ thời ông nội, ông ngoại của họ.

 

satếĂn lẩu đừng quên gia vị satế -02 (ảnh sưu tầm)

Phần lớn những món ăn dân tộc của miền Bắc VN ít có món cay, theo cách ăn truyền thống, nếu cần ăn cay thì người ta cho thêm vài lát ớt tươi là đủ. Nhưng vào đến miền Trung, điển hình là người Huế, "dân tộc" nổi tiếng ăn cay nhất nước VN, đã dùng dầu ăn hoặc mỡ nước để làm chín ớt bột (ớt tươi phơi khô giã nhỏ) cùng với vài loại gia vị khác. Đây là phương pháp chế biến ớt bột vừa để bảo quản tốt nhất - có thể để hàng năm - vừa làm đậm đà một món ăn nào đó hơn khi dùng loại ớt dầu này như một loại bột nêm. Đi từ Bắc chí Nam VN, ghé bất cứ một hàng bún bò nào từ quán bình dân bên đường hay trong nhà hàng sang trọng, luôn dọn kèm tô bún phải là hũ ớt khô xào dầu. Vào trong miền Nam thì người ta ít dùng ớt bột hơn mà dùng ớt tươi băm để xào với dầu mỡ, gia vị... dùng nêm vào hũ tíu, nước mắm chua ngọt, mì xào. Nhưng đa số người Trung, cũng như người Nam VN đều gọi là ớt xào chứ ít khi gọi là satế.

Còn tương ớt cũng là một loại vị chế biến từ ớt với cà chua nhưng không có hình thức ngập dầu như sa tế. Cả hai loại gia vị này đều được xem như có nguồn gốc của người Hoa trong khi món tương ớt Quảng Nam, điển hình là tương ớt sản xuất ở Hội An có cách làm tổng hợp của cả hai loại sa tế và tương ớt. Đó là một loại ớt băm chung với cà chua và được ngâm ngập trong dầu. Tương ớt Quảng Nam là một đặc sản địa phương mà trong nhiều hàng quán hay ở những điểm du lịch của Hội An, Đà Nẵng hoặc dọc theo quốc lộ ngang qua Quảng Nam, Bình Định người ta có thể dễ dàng nhận ra những hũ tương ớt bán kèm theo mạch nha, đường phổi, đường phèn. Và trên nhãn hiệu của hầu hết những hũ tương ớt này chỉ in mấy hàng chữ nổi bật là tương ớt Quảng Nam hay Hội An, còn thương hiệu và địa chỉ sản xuất thì ít khi in rõ. Đây mới chính là loại sa tế VN nổi tiếng nhất, được đa số những người biết và sành ăn cay ưa chuộng.

 

satếĂn lẩu đừng quên gia vị satế -03(ảnh sưu tầm)

Cách dùng

Sa tế, tương ớt không những được dùng nêm nếm vào những món ăn đã làm thành thành phẩm như một tô cháo, tô bún, nồi canh... người ta còn dùng sa tế để tẩm ướp nhiều loại thực phẩm khác nhau để tạo vị cay nồng, nhất là cho những loại thực phẩm dễ có mùi "đặc biệt" như lòng ruột các loại gia cầm; pha với nước hầm xương... kèm nhiều loại gia vị khác nữa làm thành những loại nước lèo cay đặc biệt. Bếp Trung Quốc nổi tiếng với món lẩu cay chế biến bằng những loại ruột gia cầm tẩm ướp gia vị, khi ăn nhúng trong một loại nước lẩu pha với một loại sa tế khá cay.

 

 

Tổng hợp: Thaolp
amthuc365.vn

Danh mục bài viết Gia vị khác

Đang tải dữ liệu loading