Cần tây

Giá trị dinh dưỡng

Cần tây là một loài cây thuộc họ Hoa tán. Cây cao, có tuổi thọ gần 2 năm, thân mọc thẳng đứng, cao tới 1.5 m, có nhiều rãnh dọc, chia nhiều cành mọc đứng. Lá ở gốc có cuống, hình thuôn hay 3 cạnh, dạng mắt chim, tù có khóa lượn tai bèo. Lá giữa và lá ngọn không có cuống, chia 3 hoặc xẻ 3 hoặc không chia thùy. Hoa gồm nhiều tán, các tán ở đầu cành có cuống dài hơn các tán bên. Không có tổng bao, hoa nhỏ màu trắng nhạt. Quả dạng trứng, hình cầu có vạch lồi chạy.

Công dụng

Dùng làm gia vị trong các món ăn và chế biến, trang trí cocktail như: thịt bò xào hành tây, cần tây; mực xào cần tây; dùng trong canh khoai tây nấu cà rốt; Đồ uống: Bloody mary, sinh tố cần tây...

Đối với y học: phòng chống ung thư, ổn định thần kinh, hỗ trợ tiêu hóa, giảm viêm khớp, chống sưng, hạ huyết áp, loại bỏ sỏi thận, phòng chống lắng canxi, duy trì não bộ khỏe mạnh.

Trị chứng huyết áp cao: Cần tây chứa canxi, sắt, phốtpho, giàu protid (gấp đôi so với các loại rau khác), nhiều acid amin tự do, tinh dầu, mannitol, inositol, nhiều loại vitamin, giúp tăng cảm giác thèm ăn, xúc tiến tuần hoàn máu, tăng cường khả năng miễn dịch và bổ não. Trong cần tây có chứa chất hóa học tự nhiên apigenin giúp ngừa chứng huyết áp cao và giúp giãn nở mạch. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rau cần có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt, thời gian duy trì tùy theo liều lượng nhiều hay ít và trên từng đối tượng.

Bổ thận, hạ huyết áp: Rau cần tây 100g, thịt lợn nạc 100g, nước luộc gà 300ml, nấm hương 30g, dâu 10g, hành 10g, gừng 5g, muối, dầu vừa đủ. Cho dầu vào chảo nóng phi thơm gia vị rồi cho các vị còn lại cùng nước luộc gà, đun nhỏ lửa 20 phút, chia làm 2 - 3 lần ăn trong ngày.

Chữa mỡ trong máu cao: cần tây và táo đen đem sắc nước uống hàng ngày thay nước chè. Sau một tháng lượng mỡ trong máu sẽ giảm xuống rõ rệt. Mặt khác nhờ trong cần tây có hàm lượng magnesium và sắt cao, nên uống dịch ép rau cần và cà rốt mỗi ngày, rất hiệu quả trong điều trị các chứng bệnh thiếu máu, bệnh Hodgkin, các chứng xuất huyết…

Dùng cho bệnh nhân tai biến mạch máu não, bất động: lấy rau cần tây tươi giã nát uống kết hợp với điều trị Tây y hay phục hồi chức năng là rất tốt. Trong rau cần tây có chứa nhiều canxi, sắt, phốt pho, giàu protid và đều gấp đôi các loại rau khác. Các acid amin tự do ở cần tây cũng nhiều, tinh dầu, manitol, inositol, các vitamin sẽ giúp tăng cảm giác thèm ăn, xúc tiến tuần hoàn máu và bổ não.

Trị bệnh gút (gout): Sự có mặt của chất kiềm trong cần tây có tác dụng trung hòa các chất acid, nhờ đó rau cần có thể hỗ trợ chữa được các bệnh do acid tăng cao trong máu như urê huyết cao, nhiễm trùng máu, bệnh phong thấp và bệnh gút.

Bệnh đường hô hấp: Hạt cần tây có tác dụng làm giảm co thắt nên được dùng chữa hen suyễn, viêm phế quản, viêm màng phổi và bệnh lao phổi.

Ngừa sỏi thận: Ăn rau cần tây có thể giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận.

Trị bệnh đi tiểu nước đục như sữa: Cách bào chế và dùng rễ cần tây cắt sát gốc thân, tốt nhất có đường kính từ 2cm trở lên (nếu nhỏ hơn thì phải lấy tăng lên). Mỗi lần dùng 10 bộ rễ, rửa sạch cho vào 500ml nước đun sắc nhỏ lửa cho tới khi cạn còn khoảng 200ml thì lấy để uống. Mỗi ngày cần uống 2 lần vào buổi sáng, tối, lúc bụng đói. Kết quả rất công hiệu. Uống thuốc từ 3 - 7 ngày nước tiểu trở lại hoàn toàn trong.

Chữa mất ngủ: Lượng chất kiềm trong cần tây có công dụng giúp những người đang mắc chứng mất ngủ có thể ngủ ngon hơn. Khoáng chất này làm cho hệ thần kinh êm dịu lại, giảm bớt sự căng thẳng và lo âu.

Giúp xương chắc khỏe mạnh: Loại rau này là nguồn cung cấp vitamin K dồi dào, cùng với rất nhiều canxi và magiê - rất có ích cho quá trình tạo xương và giúp các khớp luôn khỏe mạnh. Cần tây còn chứa polyacetylene, một chất kháng viêm, vốn có khả năng làm giảm sưng và đau xung quanh các khớp xương.

Làm lợi tiểu: hàm lượng kali và natri trong cần tây sẽ chịu trách nhiệm về khả năng giúp lợi tiểu. Chúng kích thích cơ thể sản xuất nước tiểu và điều chỉnh lượng chất lỏng trong cơ thể bằng cách loại bỏ lượng nước thừa.
nước ép cần tây

Trị táo bón: từ xa xưa, cần tây đã được dùng làm thuốc nhuận tràng. Chúng làm dịu các dây thần kinh vốn đã hoạt động quá mức do các loại thuốc nhuận tràng nhân tạo. Nhờ đó, làm nhẹ chứng táo bón một cách tự nhiên.

Chữa vàng da: xào 150g cần tây với 15g dạ dày lợn, ăn liên tục trong 1 tuần đến 10 ngày sẽ thấy hiệu quả.

Chữa bệnh viêm gan mạn: dùng rau cần tây xào ăn hoặc sắc lấy nước uống liên tục trong nhiều ngày, nhiều tháng.

Chữa cảm cúm: ăn cần tây với cháo nóng hoặc ăn sống, nấu canh, xào...

Chữa trị viêm miệng, họng: cần tây 30g rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, thêm vài hạt muối tinh, súc miệng ngày 3 lần, hoặc có thể nuốt từ từ càng nhanh khỏi.

Một số bài viết liên quan đến Cần Tây

  1. Sinh tố dưa chuột, dứa, cần tây món ăn kiêng tuyệt vời
  2. Công dụng của cần tây
  3. Mực xào cần tây
  4. Cần tây - loại rau tốt cho sức khỏe

Cách chọn

Chọn những lá màu xanh lá cây với sắc xanh nhạt, thân cần phải sáng bóng và dễ bẻ khi tươi, bó cần tây phải khá nặng tay.

Bảo quản

Trong tủ lạnh, cần tây sẽ giữ được trong ba hoặc bốn ngày trong một túi nhựa kín, do hương vị của cần mạnh và lan toả . Nếu cần đã hơi bị héo, hãy làm ẩm và bọc trong khăn giấy hoặc một miếng vải ẩm. Để bảo quản trong tủ đông, băm nhỏ cần tây hoặc cắt khúc và chần vài phút trước khi bảo quản.

Lưu ý khi sử dụng

Không ăn chung với giấm: Trong cần tây có chứa nhiều vitamin C, sắt và chất xơ thực vật, nhưng kị ăn chung với giấm, vì axit acetic sẽ phá hoại thành phần dinh dưỡng trong cây cần tây và dễ phá hoại răng.

Không nên ăn quá nhiều: Cần tây là một thực phẩm”calo âm”, nghĩa là lượng “tiêu hao” calo để tiêu hóa cần tây lớn hơn giá trị calo của nó (tương tự với chanh và dứa chẳng hạn), Tuy nhiên, không nên ăn quá 50-100g cần tây mỗi ngày,

Với bệnh nhân mang thai, bệnh về thận: Không nên sử dụng cần tây cho mục đích chữa trị trong khi mang thai hoặc với người có vấn đề về thận,

Cần tây được xếp vào loại cây gây dị ứng: người dễ bị hội chứng dị ứng miệng nên cẩn thận. Tiếp xúc lâu dài với cây sau đó tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể gây ra những vấn đề về da. Những trường hợp bệnh da mẫn ngứa cấp tính thường thấy ở nông dân, công nhân các ngành công nghiệp chế biến.