Đậu xanh

Giá trị dinh dưỡng

Đậu xanh hay đỗ xanh là cây thuộc họ đậu có kích thước hạt nhỏ (đường kính khoảng 2–2,5 mm). Đậu xanh là cây của vùng cổ nhiệt đới, được trồng rộng rãi ở đồng bằng và vùng núi, chủ yếu để lấy hạt làm thức ăn, làm bánh, ủ giá. Ở Việt Nam đậu xanh là loại đậu thường được sử dụng để làm xôi, làm các loại bánh khọt, bánh đậu xanh, bánh ngọt, hoặc được ủ cho lên mầm để làm thức ăn (giá đỗ).

Công dụng

Tác dụng tuyệt vời của đậu xanh đối với sức khỏe:

Chữa bệnh gút: Theo Đông y, đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ phiền nhiệt, bớt sưng phù, điều hòa ngũ tạng, nấu ăn bổ mát và trừ được các bệnh thuộc nhiệt.

Cách chữa trị bệnh gút bằng bài thuốc dân gian với đậu xanh là: đậu xanh để nguyên vỏ, ninh nhừ (không cho thêm gia vị). Người bị bệnh ăn một bát thay cơm vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy; ăn một bát vào buổi tối trước khi đi ngủ. Người bệnh nên duy trì chế độ ăn như vậy liên tục trong 30 ngày

Vỏ đậu xanh không độc, có tác dụng giải nhiệt độc, dùng chữa mụn, ung nhọt… .

Đậu xanh giúp tim khỏe: Đậu xanh chứa các chất kháng viêm và mức cao vitamin B phức hợp, có công dụng tăng thêm sức khỏe các mạch máu. Ngoài ra, đậu xanh còn giúp giảm mức triglyceride và cholesterol xấu, nên rất có ích cho sức khỏe tim.

Giảm nguy cơ ung thư vú và tuyến tiền liệt: Vỏ đậu xanh có chứa nhiều hoạt chất thuộc nhóm flavonoid, có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư đặc biệt là làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và tuyến tiền liệt.

Đậu xanh giúp ngừa ung thư dạ dày: Đậu xanh chứa hàm lượng cao chất chống ôxy hóa coumestrol – một loại polyphenol giúp bảo vệ sức khỏe. Ngoài ra, các hợp chất phytonutrient chứa trong đậu xanh còn có tác dụng phòng tránh ung thư dạ dày.

Giúp tăng cường hệ miễn dịch: Nếu bạn ăn một chén cháo đậu xanh nấu chín mỗi ngày giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch, hạ thấp 20% lượng cholesterol trong 3 tuần, nguy cơ mắc bệnh tim mạch và huyết áp giảm 40%.

Chất xơ trong đậu xanh còn có khả năng loại bỏ các độc tố trong cơ thể, do đó giúp ngăn ngừa chứng ung thư ruột kết.

Tốt cho người tiểu đường và giảm cân: Đậu xanh còn là nguồn cung cấp chất xơ hòa tan. Chất này đi qua đường tiêu hóa, lấy đi những chất béo thừa và loại bỏ khỏi cơ thể trước khi hấp thụ, nhất là cholesterol. Do đó, đậu xanh giúp người béo kiềm chế sự thèm ăn và giảm lượng chất béo nguy hiểm cho cơ thể. Đồng thời đậu xanh giúp ổn định lượng đường trong máu sau bữa ăn nên rất tốt cho người bệnh tiểu đường.

 

 

 

 

Cách chọn

Chọn hạt mẩy, chắc khỏe, to đều, căng bóng, xanh.

Không chọn nhạt nhỏ, nhăn nheo, có màu đen, sậm.

Bảo quản

Đậu xanh là loại hạt có lớp vỏ ngoài mỏng vì vậy khả năng bảo vệ kém, hơn nữa vì chứa nhiều protein và chất béo đây là những chất dễ phân giải. Đây nguồn thức ăn tốt cho vi sinh vật, côn trùng phá hoại mạnh, dễ bị ẩm mốc, oxy hoá dẫn tới làm hạt bị hỏng. Để bảo quản đậu xanh thì phải chú ý những yếu tố sau đây:

Độ ẩm của hạt, nhiệt độ bảo quản, độ nguyên vẹn của hạt không bị nứt vỡ.

Đầu tiên sau đi lấy đậu xanh về là làm khô đậu xanh như phơi nắng hoặc sấy khô. Phơi đậu xanh phải khô ráo, sạch và độ nóng có nhiệt độ trên 20 - 25 độ C. Khi nắng to thì để tránh nhiệt độ phơi quá cao thì nên phơi hạt nơi bóng mát giúp tránh hạt chảy dầu, sẫm màu và tróc vỏ.

Để sấy đậu xanh thì chỉnh nhiệt độ không nên quá 70 độ C, để khoảng dưới 50 độC là vừa.

Sau khi hạt khô thì tiến hành làm sạch hạt, loại bỏ các hạt sâu, mốc, hỏng, nứt vỡ nhiều và các tạp chất khác.

Sử dụng túi hoặc hộp đựng thực phẩm khô ráo và buộc, đóng thật chặt ngăn cách với không khí.

Đem hạt đã đóng kín đặt nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp cũng như là nơi ẩm ướt.

Mỗi lần sử dụng thì lấy ra và buộc, đóng lại như cũ.

Nên phơi đậu xanh thật khô và cho vào lọ thủy tinh đậy nắp kín hoặc cho vào túi nilon buộc kín. Thỉnh thoảng mang ra phơi nắng để tránh ẩm mốc.

Lưu ý khi sử dụng

Đậu xanh rất tốt cho cơ thể, tuy nhiêu không phải ai cũng thích hợp để ăn đậu xanh, không những không có hiệu quả về sức khoẻ mà còn mang bệnh vào người.

- Những người có tính hàn thì (biểu hiện chân tay lạnh thiếu lực, lưng, chân đau nhức và đi ngoài phân lỏng) khi ăn đỗ xanh càng làm bệnh tình nặng thêm thậm chí còn làm đau bụng đi ngoài dẫn đến mất nước làm cho cơ bắp và khớp đau nhức, từ dạ dày yếu dẫn đến hệ thống tiêu hoá.

- Khi đang đói bụng bạn không nên ăn đậu xanh vì đậu xanh có tính hàn khi ăn vào bụng đói không tốt cho dạ dày.

- Không nên ăn quá nhiều đậu xanh, nó có thể gây ra bệnh dạ dày, đường ruột. Nữ giới ăn đỗ xanh quá lượng sẽ bị các bệnh phụ khoa như: có bạch đới, bị trướng bụng, đau bụng kinh ..

- Tránh ăn đỗ xanh khi đang uống thuốc đông y, vì đỗ xanh khí vị ngọt hàn, không độc hoá giải toàn bộ thảo mộc.