Giấm

Giá trị dinh dưỡng

Giấm là một chất lỏng có vị chua, mùi xốc nhẹ, được hình thành từ sự lên men của rượu etylic (công thức hóa học làC2H5OH). Thành phần chính của giấm là dung dịch axit axêtic (CH3COOH) có nồng độ khoảng 5% được điều chế bằng phương pháp thủ công hay công nghiệp từ thực phẩm. Giấm là gia vị mà các bà nội trợ thường dùng trong nấu nướng và tẩy rửa vệ sinh nhà bếp.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại giấm:

Giấm gạo: được làm từ rượu gạo hay rượu nếp. Giấm gạo có thể có màu trong suốt, vàng nhạt, đỏ hay đen.

Giấm trắng có màu trong suốt đến vàng nhạt thường được làm từ rượu gạo. Đây là loại thông dụng nhất. Nó có nồng độ acid acetic cao nhất trong các loại nấm gạo.

Giấm đỏ được làm từ gạo Hồng do có mùi vị đặc trưng nhưng ít chua hơn giấm trắng. 

Giấm đen được làm từ gạo nếp than ít chua hơn cả giấm đỏ, nhưng có mùi vị nồng hơn. Loại giấm được dùng để ướp thức ăn và làm nước chấm.

Giấm táo: được làm từ nước táo cho lên men thành rượu, sau đó thành giấm. Giấm thường có màu vàng nhạt. Kinh nghiệm dân gian ở Mỹ cho rằng giấm táo có khả năng trị được bách bệnh, tuy nhiên chưa có bằng chứng khoa học nào xác định được điều nầy.

Giấm nho: được làm từ rượu vang (rượu nho). Loại giấm nầy có màu vàng nhạt hay đỏ, tùy thuộc vào màu sắc của rượu vang. 

 

 

Công dụng

- Bảo vệ các chất dinh dưỡng trong rau: Giấm có thể thúc đẩy tác dụng của sắt, canxi và phốt-pho trong các loại rau và hạn chế tình trạng mất vitamin. Đồng thời, nó có thể cải thiện sự hấp thu các chất dinh dưỡng cho cơ thể con người. 

- Giữ độ tươi của thịt: Giấm có tính axít nên có thể ngăn chặn các loại thực phẩm có tính kiềm bị hỏng. Vào mùa hè, thịt có thể dễ bị ôi. Bạn có thể nhúng một miếng vải vào giấm, sau đó sử dụng vải để bọc thịt. Làm như vậy có thể kéo dài độ tươi của thịt.

- Tiêu diệt vi khuẩn và độc tố: Nhiều người muốn thêm giấm vào món salad vì có tác dụng loại bỏ vi khuẩn và độc tố trong các món ăn. Giấm tỏ ra rất hiệu quả trong việc loại bỏ và ngăn chặn sự sinh sản của vi khuẩn. 

- Làm giảm cao huyết áp: Giấm được xem là một loại thực phẩm tốt để làm giảm huyết áp nhờ sự có mặt của canxi và hàm lượng kali trong giấm giúp điều hòa mức huyết áp. Cả cao huyết áp và cholesterol đều có thể được kéo giảm một cách hiệu quả nhờ sự hiện diện của chất pectin có trong giấm. Do vậy, ta có thể cho đường tinh thể vào một thìa giấm để uống sau bữa ăn tối mỗi ngày.

- Phòng ngừa bệnh tim mạch: Giấm có tác dụng làm hạ huyết áp nên cũng có ích trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

- Chống ung thư: Các nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng các hoạt chất trong giấm có tác dụng chống bệnh ung thư và các khối u, loại bỏ độc tố, ngăn chặn sự hình thành của chất nitrosamine, thúc đẩy sự trao đổi chất trong cơ thể và tăng cường khả năng miễn dịch.

- Chống ôxy hóa: Chống ôxy hóa cũng là một trong những lợi ích của giấm. Hơn nữa, giấm lại là chất chống ôxy hóa cao nên có khả năng chống lão hóa và kiểm soát các gốc tự do trong cơ thể.

- Giảm béo phì: Giấm có khả năng ngăn chặn sự thèm ăn và do đó giúp giảm béo phì.

- Kiểm soát mức đường huyết: Những lợi ích sức khỏe của giấm còn bao gồm khả năng điều tiết lượng đường trong cơ thể. Nhờ khả năng giúp ngăn chặn sự thèm ăn, giấm tỏ ra rất hữu ích đối với những người mắc bệnh đái tháo đường.

- Giúp hấp thụ canxi: Giấm chứa nhiều canxi. Bên cạnh đó, sự có mặt của giấm còn giúp cơ thể hấp thụ canxi từ những thực phẩm khác, làm tăng độ rắn chắc cho xương. Khi ta đun sôi sườn heo, có thể thêm giấm vào món canh để bảo vệ vitamin, tăng tỷ lệ canxi và sắt.

- Làm giảm sự mệt mỏi: Lượng giấm vừa phải có thể làm giảm hàm lượng axít lactic trong cơ thể, làm mềm cơ bắp, nhờ đó sẽ giảm bớt sự mệt mỏi của cơ bắp.

- Làm dịu cơn đau họng: Pha 1 muỗng canh giấm táo vào 1 ly nước, dùng nước này súc miệng.

- Chữa ho thông thường: Giấm trộn với một chút mật ong là thảo dược trị ho rất công hiệu. Đây là bài thuốc có từ thời cổ đại.

- Trị viêm xoang và viêm phế quản: Hòa 1/4 tách giấm (có thể nhiều hơn) vào máy tạo hơi và hít hơi nước có chứa giấm.

- Ngăn ngừa vi khuẩn mycobacteria kháng thuốc: Axit acetic trong giấm giúp ngăn ngừa vi khuẩn mycobacteria kháng thuốc như trong bệnh lao.

- Tác nhân giúp máu đông: Giấm có khả năng hoạt động như một tác nhân của sự làm đông máu.

- Chất giải độc: Những người Hồi giáo cổ đã sử dụng giấm như một chất giải độc hiệu quả khi bị ngộ độc.

- Chữa buồn nôn: Chỉ cần một ít giấm sẽ có thể chấm dứt bất kỳ chứng buồn nôn nào mà bạn mắc phải..

- Thúc đẩy tiêu hóa: Giấm có thể kích thích sự tiết axít dạ dày và thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Trong mùa hè nóng bức, trẻ em thường chán ăn, có thể thêm một lượng giấm trong chế độ ăn, chẳng hạn như rau lạnh, dưa chuột, ngó sen ngâm giấm... dùng làm món ăn khai vị sẽ tạo cảm giác thèm ăn.

- Tăng cường chức năng gan, thận: Giấm có thể tăng cường chức năng của gan và thúc đẩy sự trao đổi chất trong cơ thể. Giấm còn có thể làm giảm gánh nặng cho thận. Các nghiên cứu y học đã phát hiện rằng giấm rất tốt cho đường tiết niệu và có tác dụng lợi tiểu.

Những mẹo làm sạch hay và đơn giản từ giấm

- Lau chùi tủ lạnh: Trộn một nửa nước với một nửa giấm. Dùng hỗn hợp này lau sạch các ngăn bên trong và bề mặt ngoài của tủ lạnh.

- Đánh bật vết dầu mỡ trong lò nướng: Với những vết dầu mỡ bám ở cửa lò, bạn có thể đổ trực tiếp một chút giấm lên vết bẩn. Để 15 phút rồi lau sạch lại với miếng bọt biển.

- Làm bóng đồ thủy tinh: Để tẩy bỏ những vết đục mờ trên đồ thủy tinh, hãy nhúng một chiếc khăn lau vào giấm. Tiếp đến, dùng khăn quấn quanh đồ thủy tinh. Để trong ít phút. Bỏ khăn ra và cọ lại bằng nước ấm.

- Loại bỏ những vệt ố trên ấm pha trà: Đổ giấm vào ấm trà rồi lắc đều. Cuối cùng, kỳ cọ lại với nước.

- Lau chùi vết ố trên cốc cà phê: Trộn hỗn hợp giấm với muối trắng đều nhau. Dùng dung dịch này để cọ cốc.

- Cọ rửa hộp thiếc (hoặc hộp sắt): Dùng giấm pha với chút nước và một chiếc bàn chải cũ, chà nhẹ vào bề mặt kim loại.

- Làm bóng bồn sứ: Một chút giấm và một chiếc bàn chải mòn sẽ khiến đồ sứ sáng và mới hơn.

- Làm sạch sàn nhà: Trộn ít giấm với nước rồi lau sàn nhà.

- Làm mới toilet: Đổ 1-2 cốc giấm vào chỗ bẩn trong toilet. Để qua đêm trước khi cọ rửa toilet với bàn chải chuyên dụng.

- Xử lý vết bẩn ở đồ nhôm, xoong chảo: Đổ một bát nước và một bát giấm vào đồ nhôm. Sau đó, đun sôi. Cọ lại bằng nước khi đồ nhôm đã nguội.

- Cọ sạch vỉ nướng chả: Vẩy ít giấm lên vỉ. Sau đó, cọ vỉ với một chiếc bàn chải cũ.

- Làm sáng đồ da: Dùng chiếc khăn nhúng giấm, chà nhẹ lên bề mặt đồ da.

Cách chọn

Kiểm tra hạn sử dụng và nhà sản xuất có uy tín. Tránh những chai giấm bị hở, có vẩn đục bên trong, có mùi lạ.

Bảo quản

Muốn để dành, nấu sôi giấm lại, để nguội, cho vào chai đậy kín. Nếu để lâu mà chưa dùng đến, giấm trong chai sẽ tiếp tục kết màng thành con giấm, hiện tượng này bình thường, giấm sẽ chua hơn và vẫn dùng được. Nên đựng giấm vào các chai nhựa polyetylen (tốt nhất là màu trắng), nhựa PET và hũ thủy tinh.
Khi làm giấm cũng như giấm đã làm xong, luôn để hũ, chai giấm chỗ thoáng mát, bóng râm không để ra nắng.
Không nên đựng giấm vào các loại ang sành như dân gian trước kia vẫn sử dụng. Bởi chất liệu chính của ang là đất nung nên chắc chắn trong thành phần vật liệu có chứa các kim loại nặng. Do vậy, khi đựng giấm chắc chắn sẽ tạo nên nguy cơ phơi nhiễm cao.

Lưu ý khi sử dụng

Không dùng giấm nguyên chất lau bàn đá granite, thạch anh, cẩm thạch, sàn gỗ, đồ bằng sắt, vết trứng vỡ, vết rượu vang đỏ, vết mực, vết máu...vì axit trong giấm tác động mạnh mẽ lên các vật liệu như đá tự nhiên, sắt khiến vật liệu dễ bị biến màu, hư hỏng trầm trọng. Các  vết bẩn từ trứng rượu, mực, máu sẽ đông  lại khi gặp axit.

Người đau bao tử không nên sử dụng giấm: giấm có vị chua , chứa acid acetic, axit này không có lợi cho dạ dày, nhất là khi đói.

 

Không nên uống giấm để giảm cân: Giấm giảm cân tốt nhất là sử dụng làm gia vị trong các bữa ăn, không nên uống giấm không, hoặc sử dụng giấm không để giảm cân. Sử dụng giấm quá nhiều sẽ làm tổn thương đau bao tử, và không còn tác dụng giảm cân.