Gừng

Giá trị dinh dưỡng

Gừng là cây thân thảo lớn không có hình dạng nhất định, có thể cao đến 1,5m; đây là cây sống đa niên có thân ngầm dưới đất. Thân rễ thường phân nhánh dài từ 3-7cm, dày 0,5-1,5cm; nhánh xòe ra như hình bàn tay gần như trên cùng một mặt phẳng. Rễ lấy chất dinh dưỡng từ đất, sử dụng một phần để nuôi cây, còn lại tích trữ dạng phình to ra tạo thành củ. Củ gừng có màu vàng, mặt ngoài củ có màu trắng tro hay màu nâu nhạt, trên thân củ có đốt tròn và vết nhăn dọc rõ rệt. Củ gừng có mùi thơm, vị cay nóng.

Công dụng

Chữa lở loét miệng: Dùng nước gừng nóng súc miệng thay trà, mỗi ngày từ 2 đến 3 lần. Thông thường 6 đến 9 lần là hết lở loét.

Đau răng do viêm nha chu gây ra: Dùng nước gừng nóng súc miệng thay nước trà, sáng tối một lần. Hoặc có thể cắn miếng gừng tại chỗ đau răng, có thể làm giảm cơn đau.

Chữa đau nửa đầu: Khi bị đau nửa đầu, có thể dùng nước gừng nóng để ngâm hai tay khoảng 15 phút. Cảm giác đau sẽ giảm nhẹ hoặc biến mất.

Giải rượu: Dùng nước gừng nóng cộng thêm lượng mật ong thích hợp có thể giảm bớt hoặc loại bỏ say rượu.

Trị gàu: Dùng gừng tươi chà rửa tóc, sau đó dùng nước gừng nóng gội đầu, sẽ giúp ngăn ngừa và trị gầu.

Đau lưng dưới bả vai: Cho một ít muối và chút giấm vào trong nước gừng nóng, sau đó dùng khăn thấm nước, rồi đắp vào chỗ đau, làm đi làm lại nhiều lần, có thể làm giảm cơn đau.

Bệnh giun sán: Mỗi ngày trước khi đi ngủ dùng nước gừng nóng rửa sạch vùng bụng, rồi uống một đến hai ly nước gừng nóng, duy trì trong khoảng 10 ngày là trị giun sán.

Chữa hôi chân: Ngâm chân vào trong nước gừng nóng, lúc ngâm cho thêm chút muối và giấm. Ngâm khoảng 15 phút thì lau khô, xoa thêm một ít phấn hoạt thạch, mùi thối sẽ biến mất.

Cao huyết áp: Lúc huyết áp tăng cao, có thể dùng nước gừng nóng ngâm chân khoảng 15 phút. Do tính phản xạ làm giãn huyết mạch, làm huyết áp giảm xuống.

Đau đầu cảm lạnh: Ngâm hai chân vào trong nước gừng nóng ngập đến mắt cá chân là được. Có thể cho thêm muối, giấm và ngâm đến khi mu bàn chân đỏ lên. Cách này rất có công hiệu điều trị cảm lạnh phong hàn, đau đầu, ho. Ngoài ra, có thể cắt sợi gừng tươi, cho thêm đường đỏ nấu canh. Uống khi vẫn còn nóng rồi đắp chăn cho đổ mồ hôi, cảm lạnh sẽ nhanh chóng được trị khỏi.

Nổi mày đay: Cháo gừng tươi quế chi: 10 miếng gừng tươi, 3g quế chi (dạng bột), 50g gạo cứng, 30g đường đỏ, nấu thành cháo lỏng, ăn 1 đến 2 lần mỗi ngày.

Cổ họng sưng đau: Cho một chút muối ăn vào trong nước gừng nóng, uống như uống trà.


Đau xương khớp: Ăn lượng gừng tươi hoặc dùng nước gừng chà vào chỗ đau, có thể cải thiện hoạt động của xương khớp, cơn đau giảm nhẹ rõ rệt, giảm bớt triệu chứng sưng tấy và tê cứng.

Đau bụng kinh: Bỏ 2 đến 3 hạt sơn trà vào trong nước gừng nấu đường đỏ, một ngày uống 2-3 lần là khỏi.

Tay chân nổi mụn nhọt nhưng chưa lở loét: Có thể dùng gừng tươi nấu nước ngâm tay, ngâm chân. Đối với da dễ bị nổi mụn nhọt, nếu dùng nước gừng bôi liên tục nhiều lần, có thể làm tăng khả năng kháng hàn, từ đó chống được nổi mụn nhọt.

Nổi rôm: Dùng gừng cắt lát đắp bên ngoài, rôm sẽ nhanh chóng biến mất, người lớn trẻ nhỏ đều khả dụng.

Mùi hôi cơ thể: Mỗi ngày dùng gừng lát chà nhiều lần, có thể giảm bớt mùi hôi rõ rệt.

Gừng trị vết thương ngoài chảy máu: Lấy gừng nướng cháy nghiền thành bột, sau khi khử trùng vết thương, rắc lên vết thương, có thể có thể làm giảm đau và cầm máu ngay lập tức.

Vết thương rắn cắn: Dùng bột gừng đắp ngoài vết rắn cắn.

Say xe: Uống một ít nước gừng trước khi lên xe, hoặc cắt một miếng gừng dán vào phía trong cổ tay tại vị trí cách đường kẻ sọc cổ tay khoảng 2 phân, dùng khăn bọc lại. Cũng có thể ngậm vài lát gừng trong lúc đang ngồi xe, sẽ giúp hạn chế được say xe nôn ói.

Buồn nôn ói mửa: Lúc dọn rửa vật dơ bẩn cảm thấy buồn nôn muốn ói, trước lúc làm nên ngậm một lát gừng là tránh được.

Bị ngất do hạ đường huyết hoặc say nắng: Có thể dùng bột gừng hoặc nước đường với gừng để uống, sẽ có tác dụng giải cứu.

Ho: Dùng 15g gừng tươi nấu nước, cho thêm đường trắng đủ ngọt rồi uống khi còn nóng để trị viêm ho. Ngoài ra, dùng 30g gừng tươi nấu nước, tắm cho trẻ em, có thể trị bệnh ho cho trẻ.

Cách chọn

Khi bẻ đôi củ gừng, nếu lõi gừng nhiều xơ, đường vân tròn rõ nét và màu vàng tươi là gừng ta và rất thơm. Nên chọn những củ gừng có màu vàng sẫm là củ gừng già, sẽ rất thơm và tốt khi sử dụng.

Bảo quản

Muốn bảo quản củ gừng được lâu, bạn có thể tham khảo một số bí quyết sau:

Bảo quản trong tủ lạnh: Sai lầm thường gặp nhất của các bà nội trợ đó là bảo quản củ gừng tươi trong tủ lạnh ngay sau khi mua chúng về. Điều này sẽ làm cho gừng mất đi mùi thơm. Để khắc phục vấn đề này, hãy dùng một lớp giấy bạc bọc kín củ gừng hoặc gói chúng trong một chiếc khăn rồi cho vào túi nhựa kín và giữ lạnh ở ngăn mát. Bằng cách này, gừng có thể tươi trong khoảng ba tháng.

Sấy khô: Một trong những phương pháp đơn giản nhất để bảo quản củ gừng là sấy hoặc phơi khô chúng. Trước hết, cần mài củ gừng thành bột và phơi nắng cho khô trong vòng ba đến bốn ngày (hoặc sấy khô). Sau khi bột gừng đã khô hoàn toàn, nên cho chúng vào trong một chiếc lọ hoặc hộp nhựa kín hơi và dùng trong suốt cả năm.
Bọc giấy bạc: Nếu muốn bảo quản gừng trong một thời gian ngắn, bạn chỉ cần để chúng ở nhiệt độ bình thường trong bếp. Tuy nhiên, giống như việc giữ lạnh, củ gừng cũng sẽ mất dần mùi thơm theo thời gian nếu để chúng ở bên ngoài. Do đó, nên bọc kín củ gừng trong giấy bạc và chỉ sử dụng trong khoảng hai tuần.

Ngâm chua: Những ai ưa thích mùi thơm từ tinh dầu của củ gừng có thể ngâm chua chúng để tận dụng được cả phần nước gừng ngâm - vốn có mùi rất thơm. Giống như cách làm các món ngâm giấm khác, bạn chỉ cầm cho gừng vào lọ nước giấm và ngâm trong khoảng ba tuần. Sau đó, bảo quản lọ gừng ngâm trong tủ lạnh và dùng dần.

Lưu ý khi sử dụng

Không nên dùng gừng khi mắc các bệnh lý sau:

- Khi bị viêm loét dạ dày, tá tràng: Gừng trước hết sẽ tác động đến niêm mạc dạ dày, nếu như niêm mạc bị kích ứng, bị ăn mòn hoặc có vết loét nếu dùng gừng sẽ làm kích thích thêm quá trình này.

- Đang bị khối u: Khi có các khối u trong tuyến tiêu hóa cũng chống chỉ định với dùng gừng, bởi gừng sẽ kích thích sự tiến triển những khối u này.

- Viêm hoặc bị loét ruột: Cũng giống như ở dạ dày, niêm mạc ruột có thể sẽ bị kích ứng, viêm hoặc bị loét (là các dạng khác nhau của chứng viêm ruột). Nếu dùng gừng sẽ thúc đẩy sự kích thích thành ruột và hình thành vết loét.

- Khi bị bệnh gan: Với bệnh nhân bị bệnh gan (cấp tính, mãn tính, xơ gan, viêm gan) không nên dùng gừng vì nó kích thích các hoạt động bài tiết của tế bào gan và rất có hại khi các tế bào này trong trạng thái bị kích thích và đôi khi dẫn đến hoại tử.

- Bị sỏi mật: Khi bị sỏi mật nếu dùng gừng thì sỏi sẽ đi qua ống dẫn mật, sau đó bị mắc kẹt và thậm chí có thể cần phải can thiệp bằng phẫu thuật.

- Khi bị trĩ, xuất huyết: Đặc biệt khi bị chảy máu thưởng xuyên. Bất kỳ bị chảy máu ở chỗ nào (xuất huyết tử cung, chảy máu mũi thường xuyên) cũng chống chỉ định dùng gừng bởi sẽ làm tăng tình trạng chảy máu.

- Khi bị huyết áp cao, bệnh timNếu bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim hoặc đã có tiền sử đột quỵ và nhồi máu, thiếu máu không nên dùng gừng.

- Khi mang thai: Theo truyền thống thì gừng thường được dùng trong nửa đầu thai kỳ để làm giảm các triệu chứng ngộ độc như buồn nôn hoặc tiết nước bọt. Còn trong nửa cuối thai kỳ nên sử dụng gừng một cách thận trọng vì nó có thể tác động làm tăng huyết áp là điều rất nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Trong thời kỳ cho con bú cũng nên cẩn trọng nếu dùng gừng vì nó được bài tiết vào sữa mẹ và có thể gây mất ngủ với trẻ em.

- Khi thân nhiệt cao: Không nên dùng gừng vì nó có thể làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên, nếu bị nhiễm cúm virus mà không bị sốt hoặc sốt nhẹ vẫn có thể dùng gừng. Còn khi đã sốt cao với những tổn thương mạch máu và có xu hướng sốt xuất huyết thì không được dùng gừng.

- Các bệnh viêm da và bệnh ngoài da: Gừng có thể gây kích ứng nghiêm trọng nếu bị các bệnh về da cũng như làm trầm trọng hơn bệnh mãn tính về da.

- Quá trình dị ứng: Khi bị dị ứng toàn phần hoặc từng phần cũng chống chỉ định dùng gừng.

- Sự tương tác thuốc: Gừng có thể phù hợp và tương tác với một số loại thuốc. Tuy nhiên có một số trường hợp ngoại lệ nên khi đã uống thuốc nếu muốn dùng gừng nên tham khảo ý kiến bác sỹ. Tốt nhất là không nên kết hợp gừng với các loại thuốc giảm huyết áp, thuốc kích thích hoạt động của cơ tim và chống loạn nhịp tim.