Hạt kỷ tử

Giá trị dinh dưỡng

Kỷ tử là cây nhỏ mọc sum sê, phân cành nhiều. Cành cứng có gai ngắn. Lá mọc so le hoặc tụ họp 4 – 5 lá, mép nguyên uốn lượn, hai mặt nhẵn, mặt trên màu lục sẫm bóng, mặt dưới nhạt.

Hoa nhỏ mọc đơn độc hoặc 2 – 3 cái ở kẽ lá, màu tím nhạt hoặc tím đỏ, đài hình chuông, tràng hình phễu, nhị 5 đính ở đỉnh của ông tràng.

Mùa hoa quả: tháng 6 – 10. Quả mọng, hình trứng, màu đỏ sẫm hoặc vàng đỏ khi chín; hạt nhiều, hình thận. Quả kỷ tử, thu hái vào mùa hè thu, lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh thu hái vào buổi trưa nắng nóng làm quả kém phẩm chất. 

Rễ kỷ tử, thu hái quanh năm, rửa sạch, tách lấy vỏ rễ, phơi hoặc sấy khô.

Lá kỷ tử, thu hái vào mùa xuân hè, chỉ lấy ngọn và lá non, dùng tươi.

Công dụng

Kỷ tử có tác dụng điều trị các chứng thận hư, các bệnh gan thận rất tốt: Nó giúp tăng cao nồng độ giúp tăng cao nồng độ testosteron trong huyết tương, từ đó đạt đến tác dụng tráng dương cường thân, nên có tác dụng rõ rệt đối với người suy giảm chức năng sinh lý. Thực tế đã chứng minh, đàn ông sử dụng kỷ tử thường xuyên giúp điều trị và hỗ trợ điều trị chứng thận hư, di tinh, xuất tinh sớm rất tốt.

 Kỷ tử cũng có tác dụng dược lý vô cùng to lớn, nó có tác dụng bổ thận sáng mắt rất mạnh, thậm chỉ công dụng hạ đường huyết của nó cũng không hề thua kém.

Kỷ tử cũng là một thứ rất hữu ích với tóc: Trong cuốn (Bản Thảo Hội Ngôn) viết: ” Kỷ tử giúp bổ khí, dưỡng huyết, tư âm, bổ dương, giáng hoả, khu phong thấp, có công năng rất tuyệt diêu.”

Kỷ tử giúp hạ đường huyết, chống gan nhiễm mỡ, chống xơ vữa động mạch: Ngoài ra Kỷ tử còn là thuốc quý giúp phù chính cổ bản, sinh tích bổ tuỷ, tư âm bổ thận, ích khí an thần, cường thân tráng thể, chống lão hoá; có tác dụng rõ rệt trong điều trị viêm gan mạn, viêm giác mạc trung tâm, teo dây thần kinh thị giác,…; có tác dụng rất tốt giúp kháng u bướu, bảo vệ gan, hạ huyết áp, cải thiện công năng tạng phủ suy yếu của người già,…

Kỷ tử có thể giúp điều trị viêm gan mạn tính, xơ ganThành phần betaine citrate trong Kỷ tử có tác dụng điều trị rất tốt bệnh xơ gan, viêm gan mạn tính.

Có tác dụng sáng mắt rõ rệt: kỷ tử có công dụng sáng mắt rất tốt, nên còn được gọi là “minh nhãn tử”. Y gia các đời đều thường xuyên sử dụng Kỷ tử để điều trị chứng mờ mắt, quáng gà do can huyết bất túc, thận âm khuy hao gây ra. Ví như phương thuốc nổi tiếng Kỷ cúc địa hoàng hoàn có dùng Kỷ tử làm dược vật chính. Trong dân gian cũng có thói quen dùng Kỷ tử để chữa các bệnh nhãn khoa mạn tính, ví như dùng Kỷ tử hấp trứng gà rất đơn giản mà lại có giá trị thực liệu cao.

Có tác dụng chống ung thưKỷ tử có tác dụng ức chế tế bào ung thư sản sinh và nhân rộng, theo báo cáo nghiên cứu và lâm sàng gần đây cho thấy, dùng lá Kỷ tử pha trà uống giúp cải thiện và nâng cao rõ rệt công năng sinh lý và công năng miễn dịch của người già yếu hay ốm đau và người mắc bệnh ung thư; ngoài ra còn có tác dụng tăng cường sức khoẻ, phòng chống lão hoá. Có tác dụng điều tiết công năng miễn dịch, chống suy giảm bạch cầu và tác dụng phụ khác do điều trị hoá chất ở bệnh nhân ung thư. Qua nghiên cứu cho thấy: Nguyên tố vi lượng Ge có trong Kỷ tử có tác dụng ức chế tế bào ung thư rõ rệt, làm phá vỡ hoàn toàn tế bào ung thư, tỷ lệ ức chế đạt 100%.

Cách chọn

Nhìn màu sắc: Màu đỏ hơi thâm là loại tốt, có độ bóng, không có đầu đen, nếu màu sắc quá mức tươi nhuận có thể là do dùng diêm sinh tẩm sấy, hoặc là loại còn ướt chưa khô.
Ngâm nước xem, Kỷ tử thường rất dễ nổi lên trên.

Xem hình dạng, Kỷ tử tốt nhất có hạt lớn, nhiều thịt, to đều, chất mềm; những loại Kỷ tử cứng, bề mặt có tinh thể phát sáng là loại có chứa phèn chua , khi dùng sẽ gây hại cho sức khoẻ.

Bảo quản

Trải quả thành lớp mỏng lên sàng tre, phơi trong râm cho se vỏ ngoài, rồi phơi tiếp chỗ nắng đến thật khô.

Nếu sấy cần để ở nhiệt độ 30 – 45°c. Có nơi người ta đồ chín quả rồi mới phơi khô. Dược liệu phơi hoặc sấy đúng quy cách, vẫn giữ được màu đỏ đẹp.

Lưu ý khi sử dụng

Chúng ta chỉ biết đến mặt tốt của Kỷ tử thôi là chưa đủ, cũng cần phải biết những ai không thích hợp sử dụng loại hạt này.
Người bị cảm sốt: Kỷ tử có tính nóng, có tác dụng làm ấm cơ thể, nên khi bị cảm sốt, không nên dùng Kỷ tử, nếu không nó sẽ khiến bạn sốt cao hơn.

Người có viêm nhiễm, hay đau bụng, đi ngoàiNhững người này thường có triệu chứng bốc hoả, công năng hệ tiêu hoá yếu kém, cũng không phù hợp sử dụng Kỷ tử.

Người dư thừa dinh dưỡngNgười hay ăn thịt, đồ cay nóng, cũng không phù hợp sử dụng Kỷ tử; Kỷ tử không phải là loại thực phẩm giúp hạ hoả, mà là loại làm ấm cơ thể, nếu dùng Kỷ tử quá nhiều sẽ gây bốc hoả, chảy máu mũi.