Dấu hiệu thừa vitamin bà bầu cần quan tâm

Thứ Sáu, 17/08/2012 08:59

9,398 xem

0 Bình luận

(0)

4743

Vitamin đặc biệt cần thiết đối với mọi người đặc biệt là bà bầu. Tuy nhiên, nếu bổ sung không biết cách cũng sẽ dẫn tới thừa điều này không những không tốt mà còn có hại cho cơ thể và thai nhi.

Vitamin có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là đối với bà bầu. Ở bà bầu nhu cầu vitamin tăng cao so với bình thường nên cần chú ý bổ sung để cả mẹ và con đều khỏe. Các loại vitamin và các chất như kẽm, sắt, canxi được cơ thể hấp thu theo 2 con đường thực phẩm và dùng viên bổ sung. Tuy nhiên, nếu dùng quá liều vitamin (và các chất trên) sẽ gây những ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và thai nhi. Vậy làm thế nào để nhận biết được bạn đang thừa vitamin?

1. Thừa vitamin A

Các triệu chứng bao gồm: Đau đầu, nôn và buồn nôn, da bị bong tróc. Mắt mờ và đau phía trước đầu cũng là dấu hiệu thường thấy khi thai phụ sử dụng vitamin A quá liều (quá 3.500IU mỗi ngày). Ðối với phụ nữ có thai 3 tháng đầu, nếu dùng quá 10.000 đơn vị vitamin A mỗi ngày kéo dài dễ bị dị dạng thai nhi.

Thai phụ chỉ nên hấp thu vitamin A qua thực phẩm, không nên dùng viên bổ sung vitamin A. Vitamin A có nhiều trong lòng đỏ trứng gà, cám gạo, gan cá; nhóm rau có màu vàng cam như cà rốt, bí đỏ, gấc…

2. Thừa Vitamin D

Các dấu hiệu phổ biến là đau đầu, mất cảm giác thèm ăn, buồn nôn, đau xương và các cơ bắp trở nên yếu ớt. Dùng vitamin D quá liều còn làm chậm quá trình hình thành thể chất và trí tuệ ở bé.

Vitamin D có nhiều trong sữa, lòng đỏ trứng gà, gan bò, gan lợn, gan cá thu…

3. Thừa Vitamin E

Triệu chứng là đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, dễ bị thâm tím, chảy máu và cơ bắp yếu ớt (không nên dùng quá 15mg vitamin E mỗi ngày).

4. Thừa vitamin C

Quá 2g vitamin C mỗi ngày dễ gây tiêu chảy, khó chịu trong dạ dày. Nếu không có chỉ định của bác sỹ là bạn nên bổ sung vitamin C thì bạn chỉ nên thấp thu Vitamin C trong các loại hoa quả và thực phẩm như trong cam, quýt, bưởi, cà chua, bắp cải…

5. Thừa vitamin B và folate

Quá liều vitamin B2 khiến nước tiểu có màu vàng cam sậm.

Bầu bí nên bổ sung vitamin theo chỉ định của bác sĩ không nên tự ý dùng dễ dẫn tới thừa làm ảnh hưởng đến thai nhi

Quá liều vitamin B1 (quá 1.5mg mỗi ngày) sẽ xuất hiện những triệu chứng như: nhịp tim nhanh, hạ đường huyết, đau đầu, mệt mỏi. Vitamin B1 có nhiều trong men bia, cám gạo, đậu tương…

Quá liều vitamin B3 (hơn 1.8mg mỗi ngày) khiến làn da ngứa ngáy, mẩn đỏ; thai phụ dễ hắt hơi, đau đầu, tiêu chảy và buồn nôn.

Quá nhiều folate (quá 1000mg mỗi ngày) có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của bào thai. Folate có nhiều trong các loại rau màu xanh, quả bơ, trứng, cà chua, cà rốt…

6. Thừa một số các chất khác

  • Canxi: Sử dụng nhiều canxi sẽ gây nên chứng táo bón nghiêm trọng, khô miệng, đau đầu, tăng dấu hiệu bị khát, chán ăn, tinh thần mệt mỏi, yếu ớt.
  • Sắt: Triệu chứng sớm khi dùng quá nhiều sắt là tiêu chảy (có thể đi tiêu ra máu), sốt, buồn nôn, đau bụng. Dấu hiệu ngộ độc sắt thường xuất hiện khoảng hơn 60 phút sau khi thai phụ dùng sắt quá liều. Trường hợp này, thai phụ cần được đi khám nhanh chóng, không nên trì hoãn cố đợi cho dấu hiệu bệnh thuyên giảm.
  • Kẽm: Trường hợp này khá hiếm, nhưng thai phụ sử dụng quá nhiều kẽm thường bị ớn lạnh, đau miệng và cổ họng, ợ hơi, buồn nôn, mệt mỏi. Dùng kẽm quá liều trong quý III có thể dẫn tới chuyển dạ sớm.

Lưu ý: Thai phụ chỉ nên bổ sung vitamin và các viên nang tổng hợp khác như kẽm, sắt, canxi theo đúng liều lượng cho phép từ bác sĩ. Bên cạnh đó, thai phụ nên duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng và khỏe mạnh mỗi ngày để cơ thể luôn đủ chất.

(theo babaubabau.wordpress)

Danh mục bài viết Mẹ và Bé

Đang tải dữ liệu loading