Gia vị không chỉ tạo nên hương vị cho món ăn

Thứ Sáu, 07/12/2012 11:16

3,508 xem

0 Bình luận

(0)

2229

Ai cũng biết gia vị có công dụng tạo nên hương vị cho món ăn nhưng không chỉ dừng lại ở đó gia vị còn có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu lợi ích của gia vị đối với sức khỏe nhé!

Gia vị tạo nên hương vị đặc trưng cho thực phẩm và đóng góp phần không nhỏ vào các lợi ích sức khỏe và công dụng chữa bệnh. Hãy cùng tìm hiểu về "quyền lực" của gia vị trong các bữa ăn.

Quế

Quế có tính chất chống oxy hóa và các gốc tế bào tự do nguy hiểm, giúp đẩy lùi bệnh ung thư, Alzheimer, tiểu đường, Parkinson. Hơn thế nữa, quế là vũ khí tiềm năng chống lại các bệnh về tim mạch.

Thành phần trong quế hỗ trợ tiết tố insulin làm việc tốt hơn, giảm lượng đường trong máu. Đây là thông tin tuyệt vời dành cho những ai đang đối mặt với bệnh tiểu đường loại 2 và các dấu hiệu tiền tiểu đường khác khi muốn giữ lượng đường trong máu thấp hoặc ở mức ổn định để ngăn chặn căn bệnh này. Các chiết xuất trong vỏ cây quế làm ức chế sự hình thành các mảng amyloid, hỗ trợ trong việc ngăn chặn căn bệnh nguy hiểm Alzheimer.

Hương vị ngọt và ấm nồng của quế mang đến hương vị đặc trưng cho các món ăn. Nếu không có thời gian nấu ăn, bạn có thể thêm chút quế vào cốc cà phê hoặc trà buổi sáng để tăng chất chống oxy hóa cho cơ thể. Với các sản phẩm từ quế, bạn nên kiểm tra thành phần để chắc chắn có tinh chất quế đúng hay chỉ là hương vị quế.

Cây xô thơm (Sage)

Cây xô thơm giúp điều trị bệnh Alzheimer nhờ hoạt chất acid rosmarinic, bảo vệ cơ thể khỏi các tế bào peptide amyloid, đồng thời ức chế acetylcholinesterase (enzyme), cải thiện khả năng nhận thức và tư duy. Ngoài ra, cây xô thơm rất tốt cho hệ tiêu hóa, hiệu ứng giống như estrogen, kiềm chế các cơn tức giận và hàng loạt triệu chứng của phụ nữ thời kì mãn kinh.

Có mùi nồng, ấm và hơi đắng (loại tươi ít đắng hơn loại khô), cây xô thơm thích hợp với thịt gia cầm (gà, ngan, ngỗng), thịt lợn và xúc xích. Đối với các loại rau thì cây xô thơm thích hợp với cà tím, cà chua và đậu, dùng trong món ăn béo và bùi.

Củ nghệ

Nền y học ở Ấn Độ đã tin dùng nghệ trong hàng thiên niên kỉ và khoa học phương Tây bắt đầu chú ý đến gia vị này. Chất curcumin trong nghệ - một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư và các mảng bám amyloid phát triển.

Nghệ bảo vệ sức khỏe tim mạch, khi bạn thêm nghệ, bột nghệ cùng các gia vị khác trong bữa ăn, chất chống oxy hóa điều hòa chất béo trung tính và insulin, tăng cường bảo vệ hệ thống tim mạch. Hạn chế chất COX-2 giúp chống viêm mà không gây tác dụng khó chịu, hiệu quả như ibuprofen chữa trị bệnh viêm xương khớp ở đầu gối. Điều hòa hệ thống miễn dịch là một trong những tác dụng của nghệ, khi chất curcumin tác động tích cực với người bị rối loạn hệ thống miễn dịch, như bệnh xơ cứng động mạch.

Dùng nhiều nghệ có thể gây cản trở việc đông máu và vấn đề với túi mật, vì vậy nếu yêu thích nghệ, bạn cũng nên sử dụng đủ, không nên lạm dụng. Màu sắc tươi sáng và hương vị đặc trưng trong một số món ăn, nghệ tươi đem lại màu cam sáng độc đáo và kèm thêm chất chống oxy hóa dồi dào.

Lá thyme (húng tây/cỏ xạ hương)

Lá thyme là loại lá có mùi thơm của bạc hà và mùi cỏ thơm xạ hương và có tính kháng khuẩn. Khi sử dụng Listerine hoặc các sản phẩm nước súc miệng tương tự (bao gồm hương thơm các tinh dầu và cỏ xạ hương) thành phần kháng khuẩn chiết xuất từ lá thyme giảm khó chịu của ngộ độc thực phẩm, hiệu quả trong việc chống lại tụ khuẩn cầu và vi khuẩn E.coli.

Lá thyme trợ giúp tích cực hệ tiêu hóa, giảm khó chịu hay các triệu chứng ợ hơi, tốt cho da đầu và tóc.

Lá thyme sử dụng đa dạng trong thực đơn, kết hợp dễ dàng với các thực phẩm như cá, thịt, rau quả, đồ uống như cocktail… Ngoài ra, giữ lá thyme trong tủ lạnh có thể khử mùi hữu hiệu.

Gừng

Trong y học cổ truyền và hiện đại, gừng được ưa chuộng vì thuộc tính giải quyết rắc rối trong dạ dày. Gừng chống buồn nôn, kích thích tiêu hóa và bảo vệ dạ dày khỏi viêm, loét. Gừng còn hỗ trợ các cơn đau như đau bụng, đau cơ và đau nửa đầu. Có chất ức chế COX mạnh mẽ, gừng là gia vị tuyệt vời cho người có dấu hiệu viêm xương khớp hoặc viêm mãn tính khác.

Gừng tươi tác dụng tốt hơn bột gừng, bạn có thể linh hoạt trong các món ăn, từ bánh nướng, kẹo gừng… tuy nhiên bạn nên hỏi bác sĩ và cân nhắc lượng gừng vừa đủ trong bữa ăn. Dùng quá nhiều gừng có thể gây chứng ợ nóng, các khí hư và vấn đề sỏi mật, ngoài ra tương tác với một số loại thuốc, bao gồm cả warfarin.

Lá hương thảo khô (rosemary)

Carnosic acid- thành phần trong lá hương thảo giúp bảo vệ não bộ từ các gốc tế bào nguy hiểm và giảm nguy cơ đột quỵ do bệnh Alzheimer gây ra. Lá cây hương thảo chứa chất chống oxy hóa, theo hiệp hội nghiên cứu chống ung thư Hoa Kỳ, carnosol – thành phần khác của cây hương thảo ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Tuy nhiên, bạn không nên dùng số lượng quá nhiều, vì nó liên quan đến các cơn co giật và giảm hiệu quả hấp thụ sắt ở phụ nữ trong thời kì mang thai, nguy hiểm hơn có thể gây sảy thai.

Khi các loại thảo mộc và gia vị kết hợp với nhau, chúng sẽ gia tăng gấp đôi tác dụng. Cây hương thảo có thể kết hợp cùng xạ hương, cây xô thơm, vừa gia tăng lợi ích sức khỏe đồng thời tạo hương vị độc đáo.

Lá hương thảo dùng với nhiều loại thịt, trong các món rau, món tẩm ướp hoặc hầm nhờ mùi thơm đặc biệt, giống vị trà hoặc hạt thông. Có mùi thơm rất lâu, khi dùng bạn có thể giã nhỏ, vò lá với lá tươi hoặc tẩm ướp món ăn với lá hương thảo khô.

Saffron (nhụy hoa nghệ tây)

Saffron là gia vị đắt tiền nhất trên thế giới. Được trồng chủ yếu ở Trung Đông, nghệ tây là một giống khác của cây nghệ, được thu nhặt cẩn thận bằng tay. Nghệ tây có tác dụng chống trầm cảm như Prozac, tăng lưu thông máu lên não, nâng cao khả năng tư duy, làm chậm hoặc đảo ngược quá trình thoái hóa tế bào (bệnh về mắt).

Vì giá trị dinh dưỡng và những lợi ích đặc biệt nghệ tây mang lại, bạn có thể giữ nghệ tây ở nơi thoáng, mát và các chuyên gia cho biết, chỉ với 1/10 của thìa cà phê nghệ tây mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe.

Lá húng quế

Húng quế thường được dùng trong thức ăn Ý, xuất phát từ Ấn Độ - nguồn gốc lá húng quế được dùng để trị bệnh hen suyễn, căng thẳng và tiểu đường.

Giống như húng tây, húng quế có tính chất kháng khuẩn và kháng virus mạnh mẽ. Húng quế là nguồn dồi dào beta – carotene, sau chuyển hóa thành vitamin A, cùng với magie, sắt và canxi. Nhờ chứa chất ức chế COX tự nhiên, húng tây giúp trị các chứng viêm khớp và các loại viêm cơ khác.

Đại diện cho thức ăn mùa hè, húng quế có thể thêm đa dạng vào các loại thực phẩm như salad, bánh nướng… để gia tăng mùi vị thơm ngon, tinh khiết cho món ăn.

Ớt

Capsaicin, thành phần trong ớt hiệu quả như thuốc giảm đau điều trị chứng nhức đầu, viêm khớp và các vấn đề đau mạn tính khác. Capsaicin còn ức chế sự lưu thông protein – P, hạn chế các tín hiệu đau đến não để người bệnh ít có cảm giác đau đớn hơn. Các nhà khoa học đã chứng minh việc ngăn ngừa ung thư nhờ ăn ớt thường xuyên vì capsaicin liên quan đến việc sản xuất endorphins và quy định lượng đường trong máu.

Ớt là gia vị có thể thêm vào trong salad, súp, các món gà… nhưng không quá lạm dụng vì kích ứng với dạ dày và các bệnh viêm, loét khác, đặc biệt khi bạn không thích vị cay của gia vị này.

(theo Báo NT)

Danh mục bài viết Gia vị chế biến

Đang tải dữ liệu loading