Nhục đậu khấu - Gia vị của phái đẹp

Thứ Bảy, 18/06/2011 09:04

5,619 xem

0 Bình luận

(0)

2347

Họ Nhục đậu khấu (hay còn gọi là họ Máu chó, danh pháp khoa học: Myristicaceae) là một họ thực vật có hoa trong bộ Mộc lan (Magnoliales), bao gồm khoảng 20-21 chi và khoảng 475 loài, bao gồm các loại cây bụi và cây thân gỗ. Họ này phân bổ khắp vùng nhiệt đới.

Nhục đậu khấu(ảnh sưu tầm)


Một chi là chi Myristica, tức nhục đậu khấu, có giá trị thương mại như là một mặt hàng gia vị.

Mô tả

Nhục đậu khấu thuộc loại cây to, cao 8-10m. Toàn thân nhẵn. Lá mọc so le, xanh tươi quanh năm. Màu hoa vàng trắng. Quả hạch, hình cầu hay quả lê, màu vàng, đường kính 5-8cm, khi chín nở theo chiều dọc thành 2 mảnh, trong chứa một hạt có vỏ dày cứng, bao bọc bởi một áo hạt bị rách màu hồng. Nam nước ta và Campuchia. Còn mọc ở Indonesia, Malaysia, tây Ấn Độ, đã di thực được vào tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) nơi giáp giới miền Bắc nước ta.

 

Trong y học:


Quả nhục đậu khấu (ảnh sưu tầm) 


Nhục đậu khấu và ngọc quả hoa đều là những vị thuốc thơm, có tác dụng kích thích. Được dùng trong cả Đông và Tây y. Nhưng dùng với liều cao thì có thể gây độc. Dùng nguyên cả một hạt đã có hiện tượng độc. Sau một thời gian kích thích ngắn, có hiện tượng mệt mỏi, trì độn và ngủ gật. 
Dùng ít có tác dụng xúc tiến sự bài tiết dịch vị, giúp tiêu hóa tốt, kích thích nhu động ruột, tạo cảm giác ngon, nhưng uống nhiều quá sẽ làm say tê, có khi tiểu tiện ra huyết rồi chết.
Theo Đông y, nhục đậu khấu có vị cay, tính ôn, hơi độc, vào 3 kinh tỳ vị và đại trường, có năng lực ôn tỳ, sáp tràng, chỉ nôn, chỉ tả lỵ, tiêu thực, chữa lạnh bụng, đau bụng, đầy chướng. Phàm nhiệt tả, nhiệt lỵ và bệnh mới phát không được dùng.

 

Trong ẩm thực:


Nhục đậu khấu gia vị đặc trưng của ẩm thực phương đông(ảnh sưu tầm) 


là gia vị xuất hiện nhiều trong văn hóa ẩm thực của người châu Á. Nhờ vào lượng chất chống ôxy hóa dồi dào, nhục đậu khấu vẫn được dùng để chế tạo các loại thuốc làm dịu thần kinh.

Theo các tài liệu cổ của y học Trung Quốc, nhục đậu khấu được dùng rất phổ biến làm hương liệu, gia vị và đặc biệt thuốc kích dục, tăng cường khả năng sinh lý và sự hưng phấn của phụ nữ. Họ gọi nhục đậu khấu là “Gia vị tình yêu” hay “Viagra cho nữ giới”.

 

Đến mùa quả nhục đậu khấu chín (tháng 5-6 và 11-12), người ta thu hái chúng đem về, bóc bỏ vỏ, lấy riêng áo hạt ngâm nước rồi phơi sấy cho khô, được nhục quả y. Đem nhục quả y tẩm ướt, rồi bọc bột mì, cám gạo hoặc bột hoạt thạch, đem nướng đến khi vỏ bọc cháy hết. Còn hạt đem sấy ở nhiệt độ 80 độ đến khi lắc có tiếng lọc cọc thì đem đập lấy nhân, sao nóng, ép bỏ dầu hoặc tán hạt thành bột, gói vào giấy bản rồi ép bỏ dầu.

Hạt nhục đậu khấu chứa 14,3% nước, 7,5% protein, 28,5% hydrat cacbon, 11,6% sợi, 1,7 % chất vô cơ, 0,12mg/100 canxi, 0,24mg/100 phosphor và 4,6mg/100 sắt, 6-16% tinh dầu, 14,6-24, 2% tinh bột, 2,25% pentosan, 1,5% furfural, 0,5-0,6% pectin. Phẩm chất và tác dụng chữa bệnh của nhục đậu khấu là do tinh dầu với hàm lượng không dưới 5%.

Khi dùng, lấy 0,25-0,50g bột nhục đậu khấu ninh nhừ với cháo, ăn trong ngày. Cháo nhục đậu khấu có mùi thơm đặc trưng và vị ngon hấp dẫn. Có thể dùng bột hạt pha trà hoặc cho vào nước giải khát mà uống.

 

 

Tổng hợp:Thaolp
amthuc365.vn

Danh mục bài viết Các loại quả

Đang tải dữ liệu loading