3 món ngon từ chim bồ câu

Thứ Năm, 25/10/2012 08:23

61,233 xem

0 Bình luận

(0)

4446

Thịt chim chứa trên 22% protid, 1% lipid và các muối khoáng, có vị mặn, tính bình, hơi ấm, không độc, có tác dụng bổ ngũ tạng, tăng cường khí huyết, mạnh dương, trừ cam tích, kích thích tiêu hóa. Thịt chim câu rất thích hợp với thể trạng người cao tuổi, phụ nữ sau khi sinh, trẻ em phát triển chậm, dùng dưới dạng nấu cháo rồi ăn nóng, trong dân gian chim bồ câu còn có tác dụng chữa được một số bệnh.

Trong y học cổ truyền, chim bồ câu được dùng làm vị thuốc nhưng sử dụng hiệu quả nhất vẫn là chim bồ câu non (ra ràng), dưới 1 tháng tuổi. Chim bồ câu (Columba livia domestica Gmelin) thuộc họ bồ câu (Columbidae), tên khác là bồ câu nhà, chim câu, là loài chim nuôi rộng rãi khắp các châu lục, từng gia đình có thể nuôi chim bồ câu để sử dụng. Chim bồ câu được dùng với tên thuốc là cáp điểu hay gia cáp, gồm thịt chim (cáp điểu nhục), tiết chim (cáp điểu huyết), phân chim (cáp điểu phẩn) và trứng chim (cáp điểu noãn) cũng được dùng.

Thịt chim chứa trên 22% protid, 1% lipid và các muối khoáng, có vị mặn, tính bình, hơi ấm, không độc, có tác dụng bổ ngũ tạng, tăng cường khí huyết, mạnh dương, trừ cam tích, kích thích tiêu hóa. Thịt chim câu rất thích hợp với thể trạng người cao tuổi, phụ nữ sau khi sinh, trẻ em phát triển chậm, dùng dưới dạng nấu cháo rồi ăn nóng, trong dân gian chim bồ câu còn có tác dụng chữa được một số bệnh.

Thịt chim bồ câu có tính bình do vậy bệnh trạng thuộc hàn hay nhiệt, thể chất âm hay dương suy đều dùng được.

1. Cháo chim bồ câu

Bồ câu ra ràng hầm cháo đậu xanhhạt sen thịt chim đã bổ, lại thêm vị mát của đậu xanh, mùi thơm của hạt sen khiến cho món ăn rất hấp dẫn mà cách nấu cũng đơn giản. Món nấu đơn giản thế này:

- Chặt chim bồ câu thành các miếng nhỏ

- Phi thơm hành khô rồi cho vào đảo, có thể ướp chim bồ câu với mắm muối trước hoặc đến lúc đảo cho mắm muối vào cũng được, đảo chỉ đến độ con chim bồ câu ngấm được mắm muối thôi.

- Sau khi đảo cho chim vào ninh cũng nồi cháo có cho thêm ít hạt sen, đỗ xanh, vì nấu cho bé nên tớ thường cho cho vừa đỗ xanh và hạt sen thôi

- Khi nào cháo được, tớ vớt các miếng chim bồ câu ra gỡ, băm nhỏ cho vào cháo.

Trộm vía mỗi lần nấu cháo bồ câu thì bé nhà tớ cũng nhiệt tình ăn hơn.

* Cháo chim bồ câu - Bí đỏ

Nguyên liệu:

  • Gạo 20g,
  • Thịt chim bồ câu nạc 30g,
  • Bí đỏ 30g,
  • Dầu ăn 10g,
  • Nước 250ml.

Cách làm:

  1. Gạo nhặt sạch, vo qua, ngâm 30 phút, giã dập, nấu sôi 15 phút
  2. Chim bồ câu luộc chín, gỡ lấy thịt nạc, băm nhỏ. Phi thơm hành củ, cho thịt chim vào đảo qua cho thơm.
  3. Bí đỏ thái miếng, luộc chín, xay nhuyễn.
  4. Cho thịt chịm và bí đỏ vào cháo đã chín, cho sôi lại 2 -3 phút. Cho thêm hành mùi nếu bé thích. Nêm mắm muối cho vừa
  5. Đổ cháo ra bát, cho thêm 2 thìa dầu ăn.

2. Xôi chim bồ câu

Người xưa có câu “Nhất chim ra ràng, nhì nàng bỏ guốc”, cũng theo quan niệm của người xưa, món xôi ra ràng còn có phần tâm linh “ăn xôi rồi chuyện”, hay đặt niềm tin vào việc học hành thi cử của con cái. Mẹ thường cho con ăn nắm xôi trước khi bước chân đến trường thi để cầu mong sự đỗ đạt. Vừa ngon, bình dị vừa mang niềm tin nên món ăn này gắn chặt với đời sống con người.

Nguyên liệu:

  • Gạo nếp: 0.5 kg
  • Chim bồ câu: 1 con
  • Đường: 1 thìa cà phê (tùy khẩu vị từng người)
  • Muối: 1/2 thìa cà phê
  • Mỡ : 1 thìa cà phê 
  • Hành khô (đã phi): 2 thìa súp

Thực hiện:

  1. Gạo nếp ngâm nước lạnh trong 4 - 4,5 giờ đồng hồ, rồi để ráo nước.
  2. Trộn đều gạo với đường, muối, mỡ chim bồ câu, đem hấp chín. Sau đó, rãi ra để nguội.
  3. Thịt chim lọc xương, băm hoặc thái nhỏ, xào chín, rồi trộn cùng xôi, đem hấp lần hai. Hoặc băm nhỏ cả xương, sau đó cho vào cối giã nhuyễn cùng với các gia vị. Chim sau khi giã nhuyễn ướp rồi để 15 phút cho ngấm gia vị.
  4. Xôi đơm ra đĩa, rắc hành khô lên bề mặt xôi.(Nếu không thích ăn hành khô thì có thể phi thơm và xào cùng thịt chim)

Xôi bồ câu ra ràng có hàm lượng dinh dưỡng cao, thơm ngào ngạt và có một hương vị độc đáo riêng.

3. Chim bồ câu hầm cốm


Vì giá trị dinh dưỡng mà chim câu hay được dùng trong các món hầm để bồi bổ sức khỏe, nhất là với người ốm, yếu sức thường hay được động viên ăn món chim câu hầm. Quả thực chim câu hầm luôn là một món ăn rất hấp dẫn. Chim hầm mềm, nhân cốm dẻo, bùi bùi hạt sen. Hơn nữa mình đảm bảo món ăn này rất bổ dưỡng.

Cũng vì vậy mà món chim hầm này làm khá cầu kì. Tuy nhiên, ngày cuối tuần mà, bạn có thể dành buổi sáng chuẩn bị và chế biến món này để gia đình có một món ăn ngày cuối tuần đặc biệt và mới lạ.

Nguyên liệu: (3-4 người)

  • 1 con chim bồ câu
  • 1 thìa cà phê muối
  • 1 thìa súp hành tím băm
  • ¼ thìa cà phê tiêu
  • 10-15 quả táo tàu khô đỏ hoặc đen
  • 50g hạt sen tươi

Nhân cốm nhồi:

  • 50g hạt sen tươi
  • 50g cốm xanh
  • 3 cái mộc nhĩ khô
  • ½ thìa súp hành tím băm
  • 1 thìa cà phê hạt nêm
  • Dầu ăn
  • Hạt nêm

Cách làm:


  1. Tim, gan và mề chim làm sạch, thái nhỏ. Để riêng.
  2. Trộn chung muối, hành tím và tiêu rồi chà hỗn hợp này đều lên khắp mình chim cả trong lẫn ngoài. Để khoảng 30 phút cho chim ngấm gia vị.
  3. 50g hạt sen tươi luộc chín, giữ lại phần nước luộc sen.
  4. Mộc nhĩ ngâm nước cho nở mềm, rửa sạch, cắt bỏ chân, thái nhỏ.
  5. Trộn hỗn hợp nhân gồm tim, gan, mề, hạt sen, cốm xanh, mộc nhĩ, hành tím và hạt nêm.
  6. Nhồi hỗn hợp này vào ruột chim, nhồi chặt tay cho mình chim được căng
  7. Khi đã nhồi chặt, dùng tăm ghim lại để giữ nhân kín bên trong.
  8. Cho dầu ăn ngập khoảng 1cm mặt chảo sâu lòng, đun nóng rồi cho chim câu vào rán đến khi phần da bên ngoài chín vàng đều, liên tục dùng thìa tưới dầu ăn lên mình chim phần không ngập dầu.
  9. Sau đó chuyển chim vào nồi nhỏ, đổ nước luộc hạt sen và thêm nước cho ngập 2/3 con chim. Nấu sôi rồi để lửa nhỏ om khoảng 15 phút thì cho táo tàu đỏ và 50g hạt sen vào om cùng đến khi nước cạn còn 1/3. Thêm hạt nêm cho vừa miệng.

* Lưu ý:

Chim câu có thể to nhỏ khác nhau, vì thế nên chuẩn bị dư hỗn hợp nhân để có thể nhồi chim thật căng và chặt.

Om đến khi thịt chim mềm nhưng không mềm rục quá.

Danh mục bài viết Món ngon Việt Nam

Đang tải dữ liệu loading